Khai thác mủ trôm bằng máy khoan.   11/1/2016

Cây trôm tên khoa học: Sterculia Foetida L. là cây gỗ lớn, lâm sản ngoài gỗ, cao khoảng 15 – 20m, đường kính thân khoảng 50 – 60cm, chịu được khí hậu khắc nghiệt, nắng nóng, lượng mưa thấp 600 - 700mm/năm, trôm trồng được trên cả đất trống đồi trọc, nghèo xấu, trên các loại đá mẹ thô như: faralit vàng đỏ, đất xám trên granit, phù sa cổ, sa thạch, thậm chí có 80 - 90% là cát hay có nhiều đá lẫn cát.



Trôm là loài cây có nhiều tác dụng, mủ trôm dùng làm nước giải khát, giải nhiệt, chống táo bón…, lá trôm cũng có nhiều tác dụng làm dược liệu, sử dụng để sản xuất thuốc kháng sinh, lợi tiểu, làm thức ăn cho gia súc, hạt trôm được sử dụng làm thực phẩm, vỏ hạt trôm chiết suất lấy dầu được sử dụng trong y học.

Với tính chất đặc thù của cây trôm đã nêu. Trong những năm gần đây, cây trôm được trồng nhiều ở Bình Thuận, đặc biệt là phát triển mạnh ở huyện Tuy Phong, nơi vùng đất khô nóng, vùng đất đá, đồi núi. Theo số liệu thống kê, diện tích  trồng cây trôm đến nay trên địa bàn toàn tỉnh Bình Thuận hiện có khoảng hơn 400 ha trong đó trồng tập trung tại huyện Tuy Phong chiếm 90% diện tích trôm toàn tỉnh. Trôm trồng trên địa bàn tỉnh chủ yếu là lấy mủ, hiện nay mủ trôm của tỉnh được nhiều người tiêu dùng ưa thích. Việc khai thác mũ trôm hiện nay chủ yếu bằng phương pháp thủ công là chính như đục vào thân cây các lỗ tròn và vuông ở các vị trí khác nhau, phương pháp này có một số nhược điểm mủ khi tiết ra thường ung trên thành miệng không tạo dòng chảy, khi thu hoạch sẽ lẫn lẫn với các tạp chất (sơ cây) sản phẩm khi làm sạch sẽ tốn nhiều công. Để khắc phục một số tồn tại trên, năm 2014 Trung tâm Khuyến Nông- Khuyến ngư (Hội viên tập thể của Liên hiệp các hội Khoa học &Kỹ thuật tỉnh) đã thực hiện mô hình áp dụng thử phương pháp khai thác mủ trôm bằng máy khoan, máy chạy bằng  điện bình ắc quy 12V rất gọn nhẹ, dễ sử dụng, mũi khoan có đường kính hợp lý (1,8cm), lỗ khoan không bị dập miệng, tạo dòng chảy tốt, sản phẩm mũ không bị lẫn tạp chất, nâng cao được chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho người sản xuất; giảm được 50% công sức lao động đồng thời không làm tổn thương đến thân cây so với các phương pháp thủ công truyền thống. Theo đơn vị thử nghiệm, mô hình bước đầu thành công, tạo được niềm tin cho người dân dần áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất./.

Tác giả: Ngô Viết Năng


Các tin tiếp
Tập huấn trực tuyến “Ứng dụng quy trình kỹ thuật trồng cây bụp giấm theo tiêu chuẩn GACP-WHO, hướng sản xuất dược liệu, thực phẩm chức năng tại tỉnh Bình Thuận”   (2/12/2021)
Tập huấn trực tuyến “Kỹ thuật canh tác nông nghiệp hữu cơ nâng cao giá trị sản phẩm, an toàn sức khỏe”   (19/11/2021)
Tập huấn trực tuyến “Chăm sóc sức khỏe trong đại dịch Covid -19”   (11/11/2021)
Tập huấn trực tuyến “Mô hình tạo chuỗi sản phẩm nấm, rau mầm, phân hữu cơ từ một nguồn nguyên liệu ban đầu”   (20/10/2021)
Tập huấn trực tuyến “Kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý cho cây thanh long và Giới thiệu giải pháp đạt giải Hội thi “Phương pháp quản lý tổng hợp bệnh đốm nâu trên cây thanh long bằng biện pháp bao trái phối hợp với các biện pháp khác”   (12/10/2021)
Tập huấn phổ biến, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ dự thi Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 16 (2020-2021) cho các tác giả và nhóm tác giả có giải pháp tham gia   (21/9/2021)
Tập huấn phổ biến kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên   (26/10/2020)
Tập huấn “Kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến theo phương pháp SRI thích ứng biến đổi khí hậu”   (13/8/2020)
Kỹ thuật trồng dưa lưới trên giá thể trong nhà màng   (17/12/2019)
Giải pháp hệ thống tưới nước tiết kiệm đa năng hiệu quả cho cây trồng   (22/11/2019)
Phổ biến kiến thức “Kinh nghiệm chăm sóc thanh long trái vụ”   (25/9/2019)
Nguyễn Bùi Anh Kiệt, Gương sáng đam mê sáng tạo   (26/7/2019)
Cấm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chứa Trichlorfon và Carbofuran   (26/3/2018)
KỸ THUẬT ÚM GÀ CON VÀ CHĂM SÓC GÀ CON GIAI ĐOẠN TỪ 1 – 28 NGÀY TUỔI   (23/11/2016)
Khai thác mủ trôm bằng máy khoan.   (11/1/2016)
Tìm kiếm
Liên kết
Mạng thông tin
Thống kê truy cập
Số lượt truy cập :    4844425