Làm thế nào để hạn chế tai biến điều trị xảy ra trong bệnh viện   8/4/2014
Trong lĩnh vực điều trị ở bất kỳ một cơ sở khám chữa bệnh nào thì vấn đề đảm bảo an toàn cho người bệnh luôn là một trong những thách thức lớn nhất của cả ngành y tế nói chung và mỗi một cơ sở điều trị nói riêng. Do đó các thầy thuốc phải luôn quan tâm và tìm ra được câu trả lời: “Làm thế nào để hạn chế thấp nhất tai biến điều trị xảy ra tại Bệnh viện?” và “Làm thế nào để người dân tin tưởng để phó thác mạng sống của họ nơi mình cứu chữa?”.


Tai biến trong điều trị không chỉ đơn thuần do lỗi của thầy thuốc gây ra mà còn do nhiều nguyên nhân khác chẳng hạn như: Tình trạng quá tải bệnh nhân, thiếu nhân viên, rào cản thông tin giữa bệnh nhân với nhân viên y tế và nhà quản lý, môi trường làm việc, trang thiết bị, mức độ an toàn của các phương pháp chẩn đoán .v.v.
            Trong lĩnh vực y tế, an toàn người bệnh là một chuyên ngành áp dụng các phương pháp an toàn hướng đến mục đích xây dựng một hệ thống cung ứng dịch vụ y tế đáng tin cậy.
1. Tai biến trong điều trị có thể biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau như: Tai biến nhẹ, tai biến trung bình, tai biến nặng.
2.       Mức độ nặng nhẹ của tai biến được biểu hiện như sau:
- Tai biến nặng: Đòi hỏi phải cấp cứu hoặc phải can thiệp lớn về điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa, gây mất chức năng vĩnh viễn hoặc gây tử vong.
- Tai biến trung bình: Đòi hỏi can thiệp điều trị, thời gian nằm viện kéo dài làm cho người bệnh luôn lo lắng, bi quan.
- Tai biến nhẹ: Tự hồi phục, điều trị tối thiểu hoặc không cần điều trị.
3. Tai biến trong điều trị là gì?
Tai biến (Adverse event) là sự cố gây nguy hại cho bệnh nhân ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chăm sóc bệnh nhân chứ không phải do bệnh lý hoặc cơ địa bệnh nhân gây ra. Dù tai biến xảy ra ở mức độ nào và nguyên nhân nào đi chăng nữa cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần và thể chất của người bệnh .v.v. làm mất niềm tin của người bệnh đối với thầy thuốc .v.v.
4. Nhìn lại thực tế các Bệnh viện ở nước ta hiện nay:
- Những yếu tố thuận lợi gây tai biến trong điều trị như:
+ Áp lực ra quyết định nhanh, thậm chí bằng miệng.
+ Tình trạng quá tải bệnh nhân.
+ Tình trạng thiếu nhân lực, thiếu chuyên khoa sâu.
+ Hạn chế về mặt thông tin giữa người bệnh với nhân viên y tế và nhà quản lý.
+ Môi trường làm việc gây xao lãng, thiếu tập trung.
+ Trang thiết bị y tế không đồng bộ.
+ Còn sử dụng những phương pháp chẩn đoán và điều trị có mức an toàn thấp.
- Những nguy cơ (harm) tiềm ẩn gây nên tai biến như:
+ Đặc điểm và cơ địa của người bệnh
+ Đặc điểm của can thiệp điều trị luôn tiềm ẩn hai mặt lợi và hại
+ Kỹ năng không đồng đều của nhân viên y tế.
+ Tính trung thực trong chuyên môn.
+ Đặc điểm của môi trường bệnh viện.
- Lỗi của cả một hệ thống trong đơn vị điều trị như:
+ Lãnh đạo Bệnh viện chưa đặt an toàn người bệnh là ưu tiên hàng đầu trong chương trình cải tiến chất lượng điều trị.
+ Thiếu hoạt động huấn luyện về an toàn người bệnh cho nhân viên nhất là những nhân viên mới.
+ Thiếu hoạt động giám sát về an toàn người bệnh.
+ Thiếu đầu tư trang thiết bị cho hoạt động an toàn người bệnh.
+ Thiếu xây dựng các quy trình đảm bảo an toàn người bệnh
+ Thiếu đầu tư xây dựng đội ngũ chuyên môn sâu, còn dàn trải.
- Nguyên nhân cá nhân:
+ Thiếu kỹ năng đã được huấn luyện cập nhật kiến thức nhưng chưa đủ kỹ năng thực hành.
+ Thiếu tính kỷ luật mặc dù đã được huấn luyện, có kỹ năng thực hành nhưng không tuân thủ những quy trình, quy định về an toàn người bệnh của bệnh viện.
Ví dụ 1: Phẫu thuật lầm vị trí chỉ xảy ra khi:
- Bác sĩ không tuân thủ quy định đánh dấu vị trí phẫu thuật.
- Nhân viên gây mê tiếp nhận bệnh nhân vào phòng mổ. Không kiểm tra việc đánh dấu vị trí phẫu thuật hoặc có kiểm tra nhưng vẫn cho bệnh nhân vào phòng mổ.
- Trước khi rạch da cả ê kíp phẫu thuật không hội ý kiểm tra lần cuối vị trí phẫu thuật theo quy định.
Ví dụ 2: Phát thuốc nhầm cho bệnh nhân chỉ xảy ra khi:
- Điều dưỡng sao chép sai y lệnh của bác sĩ từ hồ sơ bệnh án.
- Điều dưỡng chuẩn bị thuốc cho bệnh nhân từ sao chép sai, không kiểm tra đối chiếu lại hồ sơ những sai sót trên sẽ không xảy ra nếu như mỗi bước thực hiện đều có lồng ghép động tác công tác kiểm tra an toàn của mỗi bước vì lỗi của bước thực hiện trước sẽ bị chặn bởi bước thực hiện tiếp theo.
Như vậy từ những nguyên nhân đã trình bày ở trên thì vấn đề tai biến điều trị là khó có thể tránh khỏi hoàn toàn trong suốt quá trình hoạt động của Bệnh viện do những đặc thù của ngành y tế. Tuy nhiên, sức khỏe của con người là một vốn quý, là một tài sản vô giá vì vậy ở mỗi cơ sở y tế có thể hạn chế tai biến điều trị ở mức thấp nhất cần thực hiện tốt những nguyên lý chung về an toàn người bệnh sau đây:
1. Lãnh đạo Bệnh viện xem an toàn người bệnh là ưu tiên hàng đầu trong mọi hoạt động của Bệnh viện.
2. Lấy người bệnh làm trung tâm luôn là tiêu chí cho mọi hoạt động cải tiến chất lượng của Bệnh viện.
3. Khuyến khích báo cáo các sai sót nhằm phòng ngừa các sai sót trong tương lai, cải tiến từ sai sót, thông qua hội chẩn, bình bệnh án, kiểm thảo tử vong.
4. Xây dựng chuẩn hóa các quy trình, ưu tiên các quy trình có nguy cơ cao về an toàn người bệnh như quy trình an toàn phẫu thuật, quy trình truyền máu, quy trình cấp phát thuốc cho bệnh nhân .v.v. cũng như đầu tư trang thiết bị đồng bộ.
5. Sử dụng bảng kiểm (Check list) công cụ đơn giản nhưng hiệu quả nếu được tuân thủ nghiêm túc.
Ví dụ: Bảng kiểm dụng cụ phẫu thuật, bảng kiểm test máy thở, máy lọc máu .v.v.
6. Đơn giản hóa các bước trong quy trình nhưng giao quyền kiểm soát các bước thực hiện quy trình.
Ví dụ: Trong quy trình an toàn phẫu thuật tránh mổ nhầm vị trí. Kỹ thuật viên gây mê được giao quyền từ chối đưa bệnh nhân vào phòng mổ nếu như phát hiện BS chưa đánh dấu vị trí phẫu thuật.
7. Kiểm tra lẫn nhau (Double check)
Đối với những quy trình có nguy cơ cao đây là nguyên tắc cơ bản trong khoa học an toàn, đối với những khâu quan trọng sự nhầm lẫn có thể gây sự cố thì khi thực hiện phải được người thứ hai chứng kiến và kiểm tra.
8. Thực hành dựa vào chứng cứ phác đồ điều trị của Bệnh viện dựa trên cơ sở y học chứng cớ, thực hành lâm sàng phải tuân thủ phác đồ điều trị.
9. Dân chủ: Mọi người được quyền nói và chỉ ra những nguy cơ sai sót, được tham gia sáng kiến an toàn về người bệnh.
10. Huấn luyện chuyên đề an toàn người bệnh trong sử dụng thuốc, máu và các sản phẩm của máu. Sử dụng trang thiết bị, kiểm soát nhiễm khuẩn, nâng cao kỹ năng thực hành và ý thức tuân thủ các quy trình kỹ thuật cho viên chức.
11. Tìm giải pháp xử lý các tình huống an toàn người bệnh và thiết kế kế hoạch phục hồi khi tình huống xảy ra.
12. Cải tiến cách huấn luyện thực hành lâm sàng, lồng ghép huấn luyện cách phòng ngừa tai biến và xử trí các tình huống tai biến có thể xảy ra khi thực hiện kỹ thuật chăm sóc người bệnh.
13. Giám sát chuyên đề an toàn người bệnh, giám sát sự cố qua hồ sơ bệnh án, đặc biệt những bệnh nhân nằm viện kéo dài, những bệnh nhân tái nhập viện trong 30 ngày, những bệnh nhân phải chuyển viện và những bệnh nhân tử vong sẽ giúp phát hiện nhiều nguy cơ tiềm ẩn trong an toàn người bệnh.
 
BS Đoàn Thành Công
BVĐK tỉnh Bình Thuận

Các tin tiếp
Thoát vị đĩa đệm   (23/11/2015)
Dụng cụ diệt ruồi vàng   (18/11/2015)
TÓM TẮT QUY TRÌNH XỬ LÝ CÀNH, QUẢ THANH LONG BỊ BỆNH   (28/10/2015)
SĂN SÓC ĐIỀU DƯỠNG   (26/10/2015)
Sản xuất khung xe đạp bằng tre   (26/9/2015)
Nhận biết và phòng tránh chấn thương sọ não ở trẻ em   (22/9/2015)
Làm thế nào để hạn chế tai biến điều trị xảy ra trong bệnh viện   (8/4/2014)
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm nước lợ thâm canh, bán thâm canh hạn chế dịch bệnh   (28/10/2013)
Hạn chế rụng trái non trên cây ăn trái   (26/9/2013)
Chủ động sản xuất lúa vụ mùa năm 2013   (12/8/2013)
Kỹ thuật sử dụng một số loại phân mới cho sản xuất đậu phụng vụ mùa 2013   (12/8/2013)
Công nghệ xử lý nước nhiễm Asen và kim loại nặng   (15/7/2013)
Lưu ý khi nuôi cá nước ngọt   (12/7/2013)
Nuôi cá thác lác cườm bằng thức ăn công nghiệp   (24/6/2013)
Công nghệ xây dựng mới: Nhanh hơn - rẻ hơn   (28/3/2013)
Tìm kiếm
Liên kết
Mạng thông tin
Thống kê truy cập
Số lượt truy cập :    4833165