CHỈ DẪN ĐỊA LÝ: Mô hình kiểm soát tại Pháp và Việt Nam, đôi điều suy ngẫm.   27/1/2014

Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.



Chỉ dẫn địa lý sẽ được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện: Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý; Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định. Thêm vào đó, danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó thông qua mức độ rộng rãi người tiêu dùng biết đến và chọn lựa sản phẩm đó. Chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng một hoặc một số chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hoá học, vi sinh và các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được bằng phương tiện kỹ thuật hoặc chuyên gia với phương pháp kiểm tra phù hợp. Ngoài ra, các điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý là những yếu tố tự nhiên, yếu tố về con người quyết định danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó. Yếu tố tự nhiên bao gồm yếu tố về khí hậu, thuỷ văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái và các điều kiện tự nhiên khác. Yếu tố về con người bao gồm kỹ năng, kỹ xảo của người sản xuất, quy trình sản xuất truyền thống của địa phương. Và cuối cùng, khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý có ranh giới được xác định một cách chính xác bằng từ ngữ và bản đồ.
Để bảo hộ, kiểm soát, đánh giá chỉ dẫn địa lý, thực tế hai nước Pháp và Việt Nam đều có nhiều mô hình kiểm soát đánh giá khác nhau; mỗi mô hình đều có những đặc điểm đặc trưng khác biệt và có những điểm giống nhau, cụ thể là :
Tại Pháp, việc kiểm soát mỗi chỉ dẫn địa lý được thực hiện trên cơ sở một kế hoạch kiểm soát, dành riêng cho từng chỉ dẫn địa lý, do tổ chức chứng nhân soạn thảo sau khi đã tham khảo ý kiến của tổ chức tập thể và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Kế hoạch kiểm soát do tổ chức chứng nhận của Pháp (INAO) đưa một bản kế hoạch kiểm soát chính thức sau khi thảo luận với tổ chức tập thể, căn cứ vào các đặc tính kỹ thuật được nêu trong hồ sơ chứng nhận chỉ dẫn địa lý, kèm theo bảng thống kê tần suất kiểm soát và dự tính khung chế tài xử lý vi phạm. Các mô hình kiểm soát đang triển khai tại Pháp là Tự kiểm soát do các nhà sản xuất thực hiện; Kiểm soát nội bộ do các tổ chức tập thể thực hiện; Kiểm soát độc lập do bên thứ ba thực hiện và là tổ chức chứng nhận; INAO là Viện Quốc gia Pháp về nguồn gốc và chất lượng, là cơ quan có thẩm quyền kiểm soát các tổ chức chứng nhận.
Sơ đồ các mô hình kiểm soát bên trên có thể cho thấy INAO là tổ chức cao nhất có thẩm quyền kiểm soát các tổ chức chứng nhận, và sẽ đưa ra kế hoạch kiểm soát và tài liệu kỹ thuật, khung chế tài, đồng thời cấp quyền cho các tổ chức chứng nhận được hoạt động. Các tổ chức chứng nhận cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho các tổ chức tập thể và là bên thứ 3 thực hiện việc kiểm soát độc lập. Tổ chức tập thể là đại diện cho các nhà sản xuất, sẽ đánh giá trước việc cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý trước khi trình tổ chức chứng nhận và thực hiện kiểm soát nội bộ. Các nhà sản xuất tự kiểm soát theo đúng hồ sơ chứng nhận chỉ dẫn địa lý.
Đặc biệt, trong hệ thống kiểm soát này, thì vấn đề tài chính được xem xét khá kỹ, cụ thể là chi phí chứng nhận đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý sẽ do các nhà sản xuất chi trả trong quá trình tiến hành hoạt động kiểm soát.
Thực tế, tại Pháp đối với sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý là Pho mát Reblochon, là một loại pho mát với tên gọi xuất xứ được bảo hộ từ năm 1958, tại địa phương Reblochon. Sản phẩm này được Liên hiệp Savoie (SIR), Hiệp hội bảo vệ và quản lý nhà sản xuất (ODG) pho mát Reblochon, đại diện cho các nhà sản xuất pho mát, thực hiện việc kiểm soát nội bộ tại các cơ sở của các nhà sản xuất. Để bảo hộ chỉ dẫn địa lý Pho mát Reblochon, đối với chi phí kiểm soát nhà sản xuất phải trả 6,25€/một sản phẩm cho tổ chức chứng nhận và trả 4,33€/một sản phẩm cho INAO trong quá trình tiến hành hoạt động kiểm soát.
Tại Việt Nam, hệ thống kiểm soát chưa có quy định cụ thể để kiểm soát chỉ dẫn địa lý, nhìn chung, về tổ chức kiểm soát chỉ dẫn địa lý thì Nhà nước ban hành quy định về bảo hộ chỉ dẫn địa lý, địa phương ban hành quy định tổ chức quản lý và kiểm soát, các tổ chức thì có quy định về tổ chức kiểm soát. Quy định về tổ chức kiểm soát được quy định ban hành ở nhiều cấp UBND tỉnh, sở, UBND huyện…; giữa các sản phẩm ở mỗi địa phương thì có sự khác nhau về tổ chức, quy định và nguyên tắc. Đặc trưng cơ bản trong kiểm soát chỉ dẫn địa lý là Nhà nước đóng vai trò chủ đạo; vai trò chức năng của tổ chức tập thể chưa rõ ràng; nội dung kế hoạch kiểm soát thiếu tính đồng thuận và chi tiết hóa. Các mô hình kiểm soát đang triển khai tại Việt Nam là Tự kiểm soát do các nhà sản xuất thực hiện; Kiểm soát nội bộ do các tổ chức tập thể thực hiện là hiệp hội, hợp tác xã; Kiểm soát độc lập hay kiểm soát bên ngoài là cơ quan hành chính nhà nước hoặc ban kiểm soát; cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh (UBND tỉnh hoặc Sở Khoa học và Công nghệ) là cơ quan có thẩm quyền cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.
 
Sơ đồ mô hình bên trên có thể cho thấy Sở Khoa học và Công Nghệ- cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền quản lý chỉ dẫn địa lý; Ban Kiểm soát/Tổ chức chứng nhận thì được UBND tỉnh Bình Thuận thành lập, hoạt động theo kế hoạch và có sự tham gia của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Hiệp hội Thanh Long. Theo đó, Ban Kiểm soát phối hợp với các quy định về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm: ViệtGap; tập trung vào kiểm soát chất lượng cuối cùng.
Về vấn đề tài chính, thông qua việc kiểm soát của Ban Kiểm soát và Hiệp hội Thanh Long, các đơn vị sản xuất chế biến đóng gói sẽ được Hiệp hội cấp tem Thanh Long Bình Thuận, là chỉ dẫn địa lý được bảo hộ của trái Thanh Long Bình Thuận.
Từ thực tế của mô hình kiểm soát trên của hai nước Pháp và Việt Nam, có thể cho thấy hai mô hình có điểm chung là đều có 4 cấp kiểm soát, đều có các chức năng kiểm soát là tự kiểm soát, kiểm soát nội bộ, kiểm soát bên ngoài, kiểm soát và quản lý về chỉ dẫn địa lý.
Tuy nhiên, ở Pháp thì vai trò các tổ chức tập thể và nhà sản xuất đóng vai trò quan trọng; tổ chức tập thể tiến hàn kiểm soát nội bộ đối với nhà sản xuất, đóng vai trò là tổ chức chứng nhận; tổ chức và thiết lập duy trì danh sách các nhà sản xuất mang chỉ dẫn địa lý, thu thập các dữ liệu thống kê; tham gia bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo lãnh thổ và chống lại các hành vi xâm phạm; tổ chức tập thể tham gia quãng bá hình ảnh và tổ chức các hoạt động hướng đến người tiêu dùng. Còn nhà sản xuất thì phải trả phí cho việc kiểm soát các chỉ dẫn địa lý của sản phẩm được bảo hộ, cho các tổ chức tập thể, tổ chức chứng nhận và INAO. Vì thế, nhà sản xuất, tổ chức tập thể, tổ chức chứng nhận sẽ tạo thành một hệ thống kiểm soát chỉ dẫn địa lý phù hợp, hiệu quả và đáng tin cậy.
Trong khi đó, ở Việt Nam việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý còn đang rất mới mẻ thì vai trò của Nhà nước là rất quan trọng và có tính chất quyết định. Cơ quan hành chính nhà nước ban hành quy định về kiểm soát. Đơn vị sản xuất, chế biến, đóng gói tự kiểm soát và chấp nhận sự kiểm soát của ban kiểm soát, tổ chức tập thể và chịu sự quản lý chỉ dẫn địa lý, chưa đóng phí kiểm soát và dán tem Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ. Chính mô hình kiểm soát chưa đề cao vai trò của tổ chức tập thể như vậy, có những khó khăn trong kiểm soát là mô hình tổ chức chưa rõ ràng, mức độ sử dụng chỉ dẫn địa lý còn hạn chế.
Trong thời gian đến, cần hoàn thiện thể chế, Nhà nước ban hành quy định chung về kiểm soát; nâng cao vai trò của tổ chức tập thể trong việc quản lý chỉ dẫn địa lý, kiểm soát; xây dựng các tổ chức chứng nhận độc lập, hiệu quả.
 
Nguyễn Trọng Nghĩa
Văn Phòng Tỉnh ủy Bình Thuận

 


Các tin tiếp
Hội thảo chuyên đề “Xây dựng, phát triển tổ chức và đẩy mạnh hoạt động của Liên hiệp Hội địa phương”   (18/11/2015)
Tiếp tục tạo môi trường thuận lợi phát huy vai trò của đội ngũ trí thức   (26/4/2015)
UBND tỉnh ban hành Quy chế xét chọn và tôn vinh danh hiệu “Trí thức tiêu biểu về khoa học và công nghệ tỉnh Bình Thuận”   (28/10/2014)
Hội thảo “ Phổ biến Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi”   (23/9/2014)
10 lợi ích sức khỏe tuyệt vời của quả Thanh long   (1/8/2014)
Thủ tướng Chính phủ làm việc với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam   (1/8/2014)
Đại hội Hiệp hội vận tải ô tô   (18/6/2014)
Sạc pin không dây từ cách xa 5 m   (25/4/2014)
Pin điện thoại mỏng như tờ giấy có thể uốn cong   (25/3/2014)
Dự án phát triển cộng đồng huyện Hàm Thuận Nam tổng kết giai đoạn II (2009-2013)   (25/3/2014)
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy gặp mặt đội ngũ trí thức   (17/2/2014)
CHỈ DẪN ĐỊA LÝ: Mô hình kiểm soát tại Pháp và Việt Nam, đôi điều suy ngẫm.   (27/1/2014)
Tổng kết tình hình thực hiện Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ năm 2013   (8/1/2014)
Tổng kết 5 năm hoạt động dự án cạnh tranh nông nghiệp của tỉnh   (7/1/2014)
Tổng kết khóa tin học dành cho người mù lần thứ I   (30/8/2013)
Tìm kiếm
Liên kết
Mạng thông tin
Thống kê truy cập
Số lượt truy cập :    4836050