Chăn nuôi gà bền vững bằng chế phẩm thảo dược trong nước   9/4/2018

Sử dụng các chế phẩm có nguồn gốc thảo dược (CPTD) để thay thế kháng sinh (KS) trong chăn nuôi nói chung, chăn nuôi gà nói riêng là giải pháp kỹ thuật nhằm kích thích sinh trưởng, hạn chế dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho vật nuôi, cho người chăn nuôi và an toàn thực phẩm là hướng nghiên cứu, ứng dụng mới đang được quan tâm.



Chăn nuôi gà bền vững bằng chế phẩm thảo dược trong nước

Các chế phẩm có nguồn gốc thảo dược trong nước (CP3; CP4; CP5) do Phân viên chăn nuôi Nam Bộ nghiên cứu đã xác định được thành phần thảo dược, công thức phối hợp, bào chế thành chế phẩm dạng bột, thử nghiệm liều lượng trên động vật thí nghiệm (chuột) và đang được thử nghiệm trên lợn và gà. Đây là cơ sở để thực hiện thành công đề tài: Nghiên cứu sử dụng một số chế phẩm có nguồn gốc thảo dược trong nước trong chăn nuôi gà tại Thừa Thiên Huế do PGS.TS. Nguyễn Đức Hưng, Khoa Chăn nuôi, Đại học Nông lâm Huế thực hiện thành công. Giải pháp sáng tạo kỹ thuật này đã được trao giải Nhì tại Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ VIII vừa qua và được đánh giá cao tính hiệu quả và khả năng ứng dụng rộng rãi.

 

Theo PGS.TS. Nguyễn Đức Hưng, chăn nuôi gà đang phát triển mạnh ở miền Trung nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng. Tuy nhiên, do điều kiện thời tiết thường xuyên biến động, khắc nghiệt là điều kiện thuộc lợi cho nhiều dịch bệnh phát triển, đặc biệt các bệnh về đường hô hấp (hội chứng hô hấp - HCHH) ở gà. Để giải phòng và trị bệnh dịch bệnh, người chăn nuôi sử dụng biện pháp phổ biến nhất là dùng kháng sinh (KS) liều cao, thậm chí không kiểm soát được liều lượng sử dụng gây hậu quả là vi khuẩn kháng thuốc, bệnh ngày càng phức tạp, hiệu quả các loại thuốc thường dùng ngày càng kém, tăng chi phí sản xuất và gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm, gây hại cho sức khỏe con người.

Nhóm nghiên cứu đã thực hiện các thí nghiệm trên vật nuôi (gà) nhằm xác định liều lượng thích hợp - liều dùng tối ưu; phương thức sử dụng - dùng độc lập hay phối hợp các chế phẩm này để làm cơ sở khuyến cáo cho chăn nuôi. Đây cũng là khâu cuối cùng, góp phần hoàn thiện một số sản phẩm chế phẩm thảo dược lần đầu tiên nghiên cứu, sản xuất trong nước, từ nguyên liệu tự nhiên, trước khi “thương mại hóa” ứng dụng vào sản xuất chăn nuôi.

PGS.TS. Nguyễn Đức Hưng cho biết: Năm 2014, triển khai nghiên cứu sử dụng các chế phẩm có nguồn gốc thảo dược CP3, CP4, CP5 lần đầu tiên trên gà thịt và gà đẻ tại miền Trung: Nghiên cứu xác định liều lượng tối ưu nhất của mỗi chế phẩm trên gà thịt và gà đẻ tại Thừa Thiên Huế, mỗi chế phẩm thí nghiệm với 3 liều lượng khác nhau để chọn liều dùng tốt nhất của mỗi chế phẩm. Năm 2015, trên cơ sở kết quả nghiên cứu năm 2014, thực hiện các thí nghiệm so sánh: “Nghiên cứu xác định chế phẩm thảo dược tốt nhất và sự phối hợp tối ưu nhất của 3 chế phẩm thảo dược CP3, CP4, CP5 trên gà thịt và gà đẻ”. Đồng thời bố trí hai thí nghiệm “Nghiên cứu sử dụng các chế phẩm thảo dược CP3, CP4, CP5 với liều lượng khác để điều trị HCHH trên gà thịt và gà đẻ”.

Kết quả áp dụng cả trên gà thịt và gà để của việc sử dụng các các chế phẩm thảo dược đều cho tác dụng phòng hội chứng hô hấp, tỷ lệ sống cao tương đương dùng kháng sinh theo quy trình hiện hành. Đối với gà thịt, chế phẩm thảo dược tác động tốt đến các chỉ tiêu của sức sản xuất thịt. Trong đó liều dùng tốt nhất của mỗi chế phẩm thảo dược là CP3 liều cao: 300g/100kg thức ăn; CP4 liều cao: 315g/100kg thức ăn và CP5 hai liều 320g và 480g/100kg thức ăn. Trên gà đẻ, chế phẩm thảo được tác động tốt đến các chỉ tiêu của sức sản xuất trứng nhưng chưa đủ tin cậy. Các chế phẩm thảo được có cải thiện các chỉ tiêu chất lượng trứng. Trong đó liều dùng tốt nhất của mỗi chế phẩm thảo được là CP3 liều cao: 300g/100kg thức ăn; CP4 liều cao: 315g và CP5 hai liều 320g và 480g/100kg thức ăn.

Chế phẩm thảo được dùng độc lập liều tốt nhất: 300g; 315g; 320g/100kg thức ăn hoặc dùng hỗn hợp tỷ lệ 1/1 giữa CP3 với CP4, CP4 với CP5 và CP3 với CP5, đều cho hiệu quả cao ở cả gà thịt và gà đẻ. Riêng CP3 dùng độc lập, liều thấp và trung bình chưa có tác dụng đến sức sản xuất của gà.

Chế phẩm thảo được sử dụng trong điều trị hội chứng hô hấp ở gà đẻ và gà thịt đều cho hiệu quả tương đương dùng kháng sinh hiện hành. Trong đó CP3 và CP4 liều cao tương ứng 6,0 và 6,3g/1 lít nước uống cho hiệu quả tốt; CP5 ở cả hai liều trung bình và cao 6,4g và 9,6g/1 lít nước uống đều cho hiệu quả cao.

Việc sử dụng CPTD không những giúp giảm sử dùng kháng sinh trong phòng và trị hội chứng hô hấp trên gà mà quan trọng hơn là tạo ra sản phẩm chăn nuôi không dùng kháng sinh, an toàn cho sức khỏe con người. Kết quả cho phép người chăn nuôi yên tâm khi giảm, tiến đến không sử dụng KS trong chăn nuôi và mạnh dạn dùng chế phẩm thảo dược trong nước thay cho thói quen dùng thảo dược nước ngoài, giá cao như hiện nay.

Theo vusta.vn

Các tin tiếp
Kỹ thuật trồng gừng   (3/10/2017)
Phương pháp nuôi tôm mùa mưa   (27/9/2017)
Kỹ thuật trồng cây chanh cho trái quanh năm   (21/9/2017)
Kỹ thuật trồng và chăm sóc Mít Thái ra trái quanh năm   (31/8/2017)
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây măng tây xanh   (15/8/2017)
Tập huấn trồng rau an toàn   (14/8/2017)
Kỹ thuật nuôi ếch   (14/4/2017)
Bắp lai đơn SK 100 cho năng suất cao trên đất Đông Tiến   (14/10/2016)
Quy trình kỹ thuật quản lý bệnh chết nhanh, chết chậm hại hồ tiêu   (30/9/2016)
Sử dụng sóng âm mới để sản xuất siêu vắc xin   (20/1/2016)
Giải bài toán điện cho thanh long   (28/10/2015)
Kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính   (21/10/2015)
Biến rơm thành phân bón, tiết kiệm cả ngàn tỷ đồng   (14/9/2015)
Ứng dụng phân hữu cơ sinh học nhằm tăng năng suất, chất lượng và tăng tính bền vững trong canh tác cao su   (8/7/2013)
Cẩn trọng khi chọn mua nấm linh chi   (21/6/2013)
Tìm kiếm
Liên kết
Mạng thông tin
Thống kê truy cập
Số lượt truy cập :    4846107