Trồng cà chua lai F1 vụ Xuân - hè với giống (HT109, HT160), từ dự án KHCN năm 2017- 2019   20/4/2018

1. Thời vụ, đất trồng : - Thời vụ: Các trà của Vụ Xuân - hè có lịch gieo trồng như sau: Gieo hạt từ 6/1 tới hết tháng 2 dương lịch. Trồng cây ra ruộng: từ 5/2 - 27/3 dương lịch. - Trồng ở trái vụ nên tránh các chân đất có tỷ lệ cát cao. Ruộng dễ thoát nước sau mưa. Đất nên được luân canh với cây trống nước. Cà chua Xuân hè thường trồng sau đất rau màu vụ Đông,…



2. Xử lý đất, làm đất, bón lót

Xử lý ướt: Rắc đều vôi bột lên mặt đất (khoảng 30 - 35kg/sào Bắc bộ), lược qua  để trộn vôi bột vào đất. Sau đó cho nước ngập vào ruộng để ngâm, thời gian ngâm nước tối thiểu 11-13 ngày, sau đó tháo nước, làm đất lên luống.

Xử lý khô:  Sau khi làm đất rắc vôi bột (30-35kg/sào) và phơi ải một thời gian. Trước khi lên luống lược qua để trộn vào đất, sau đó lên luống.

Luống rộng khoảng 1,5 m tính từ hai tim rãnh, sâu 25-30cm. Tạo một rạch trên giữa mặt luống rộng khoảng 28-30cm (đáy). Khi đất cần phải xử lý ta rắc vibam (khoảng 4 kg/sào) hoặc xông đất bằng thuốc diệt sâu bệnh dưới đất như Bassa, …. Sau đó rắc các loại phân bón lót và lấp đất lại (số lượng, chủng loại phân bón lót ghi ở phần sau). Sau khi bón lót ta có thể phủ rơm, dạ và phun khử mầm bệnh bằng Valizacin (nồng độ theo chỉ dẫn), sau phun rửa sạch bình bơm. Xử lý đất và bón lót cần tiến hành trước khi trồng khoảng 4-5 ngày.

Chú ý: Trường hợp vụ Thu - đông đất đã được xử lý, khi trồng vụ Xuân hè ta có thể bỏ qua khâu xử lý ngâm nước hoặc bằng Vibam.

- Ta có thể xử lý đất bằng các chế phẩm khác để diệt các mầm bệnh, thực hiện trước khi trồng 4-5 ngày (chủng loại, liều lượng sẽ được hướng dẫn cụ thể).

3. Mật độ, cách trồng cây

- Mật độ trồng: Hàng cách hàng 60cm, cây cách cây 50 (khoảng 920 -930 cây/sào bắc bộ).

- Trường hợp trồng cây nhổ từ vườn ươm không có bầu đất cần áp dụng kỹ thuật trồng treo dễ. Khi trồng cây có bầu (gieo ở khay) ta lấy cây đặt đúng mật độ và lấp đất kín bầu. Sau khi trồng tưới nước giữ ẩm cho cây bén rễ. Sau khi trồng cây có thể phun phòng bệnh bằng Zineb hoặc oxit đồng.

4.  Bón phân, chăm sóc

4.1. Các loại phân và số lượng cần bón cho 1 sào Bắc bộ:

a) Trường hợp có phân chuồng hoai mục: phân được ủ hoai ít nhất 6-7 tháng trở lên, sử dụng 300 kg. NPK (5:10: 3): 28-30 kg, NPK (13:13:13) 14-15 kg, super lân Lâm Thao 15 kg, đạm urea 5-6 kg, kali clorua 4-5 kg.

b) Trường hợp không có phân chuồng: 80 kg phân hữu cơ Sông Gianh, NPK (5:10: 3): 28-30 kg, NPK(13:13:13) 14-15 kg, super lân Lâm Thao 15kg, đạm urea  5-6 kg, kali clorua 4-5 kg.

c) Sử dụng các loại chế phẩm phân vi lượng (bón lá) tưới phun bổ sung sẽ có danh mục và hướng dẫn sử dụng cụ thể.

4.2. Bón lót:

 Sau khi làm rạch ở giữa luống rộng 28-30 cm, rắc các chế phẩm sử lý đất như Vibam (khi cần) ta tiến hành rắc đều các loại phân bón lót như sau:

- Supe lân 13 kg/sào.

- Toàn bộ phân NPK (5:10: 3): 28-30 kg/ sào.

- Toàn bộ phân chuồng hoai mục như nêu trên ( 300kg/ sào)  hoặc 80 kg phân hữu cơ Sông Gianh. Sau đó lấp đất lại.

4.3. Bón thúc các đợt:

Bón thúc đợt 1: Sau khi  trồng khoảng 8-9 ngày (cây đã bén  rễ hồi xanh) bắt đầu bón thúc lần 1 bằng tưới phân khoảng 2 lần. Lần 1 ngâm  1 kg lân +1,5 kg NPK (13:13:13) + 2lạng đạm pha loãng tưới đều cho 1 sào. Lần 2 sau lần 1 khoảng 8-9 ngày ngâm 1,5 kg lân+ 1,5 NPK (13:13:13) + 5 lạng đạm  cho 1 sào. Kết hợp băm sới (phá váng) mặt đất.

- Bón thúc đợt 2: Thực hiện sau trồng khoảng 28-32 ngày (khi cây ra hoa).  Số lượng phân bón  cho 1 sào như sau: NPK (13:13:13) 8 kg, đạm urea 1,5kg, kali 2 kg . Cách bón : NPK và đạm + Kali được vùi xuống đất ở khoảng giữa 2 cây theo hàng.  Sau khi bón phân nếu không có mưa ta cần cho nước vào rạch và té nhẹ nước lên mặt luống để phân tan dần.

Sau khi bón lần 2 khoảng  2-3 ngày ta cần tưới thúc bổ sung: NPK (13:13:13) 2 kg + đạm 1 kg, hòa thật loãng, tưới đều cho cây.

- Bón thúc đợt 3: trước thu hoạch lứa đầu khoảng 7-8 ngày.

Bón nốt số phân NPK (13:13:13), đạm, kali còn lại.

Cần hết sức chú ý bón cân đối các loại phân và không lạm dụng lượng bón quá nhiều. Trong giai đoạn thu hoạch các lần bón phân thực hiện sau khi thu quả.

5. Phòng trừ sâu bệnh

- Xử lý đất: đã nêu ở trên.

- Phun vệ sinh mặt luống sau khi phủ rơm, sau trồng bằng Zineb hoặc oxit đồng (đã nêu ở trên).

- Theo dõi diễn biến thời tiết, bệnh trong suốt quá trình trồng cà chua để phun phòng trừ  các bệnh bằng các chế phẩm như: Zineb (chủ yếu để phòng bệnh), Aliatte, Ridomil, Score. Liều lượng các loại thuốc sử dụng theo chỉ dẫn. Aliatte là loại thuốc trị nhiều loại bệnh, Ridomil chủ yếu trị bệnh nấm mốc sương, Score hiệu quả trị bệnh héo vàng cần phun đẫm xuống cả gốc cây.

- Khi xuất hiện vẽ bùa lá cần phải phun trừ kịp thời bằng một số chế phẩm trừ sâu theo đúng hướng dẫn như trừ sâu vi sinh, …

- Ngoài các loại thuốc trên có thể sử dụng một số chế phẩm khác để phun vừa có tác dụng tăng trưởng và phòng bệnh…

6. Một số biện pháp khác:

+ Tẩy bỏ các nhánh mọc ở  đoạn gốc, để một nhánh dưới chùm hoa thứ nhất cho hai, ba thân phát triển. Cắt bỏ các lá già ở đoạn gốc. Làm sạch cỏ.

+ Tưới nước đầy đủ. Khi tưới rãnh cần tháo nước dưới 1/2 rãnh, té nhẹ lên mặt luống. Khi trời mưa cần tháo nước kịp thời.

+ Làm dàn chắc: Cắm theo tụm 4 cây trụ (trong tụm= 1,3m, giữa tụm = 30cm), buộc 2 dáo: Dáo 1 cách mặt đất khoảng 35-40cm, dáo 2 cách dáo 1: 35- 40cm,... Tạo hình buộc cây vào các dáo sao cho cây san đều không bị chồng chéo để dễ chăm sóc,  cây ít bị nhiễm bệnh.

- Thu hoạch: khi quả chín  80-100%. Để quả vào dụng cụ cứng (thúng, xảo, sọt tre), vận chuyển cẩn thận tránh quả bị dập nát./.

Theo khoahocchonhanong.com.vn


Các tin tiếp
Kỹ thuật trồng gừng   (3/10/2017)
Phương pháp nuôi tôm mùa mưa   (27/9/2017)
Kỹ thuật trồng cây chanh cho trái quanh năm   (21/9/2017)
Kỹ thuật trồng và chăm sóc Mít Thái ra trái quanh năm   (31/8/2017)
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây măng tây xanh   (15/8/2017)
Tập huấn trồng rau an toàn   (14/8/2017)
Kỹ thuật nuôi ếch   (14/4/2017)
Bắp lai đơn SK 100 cho năng suất cao trên đất Đông Tiến   (14/10/2016)
Quy trình kỹ thuật quản lý bệnh chết nhanh, chết chậm hại hồ tiêu   (30/9/2016)
Sử dụng sóng âm mới để sản xuất siêu vắc xin   (20/1/2016)
Giải bài toán điện cho thanh long   (28/10/2015)
Kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính   (21/10/2015)
Biến rơm thành phân bón, tiết kiệm cả ngàn tỷ đồng   (14/9/2015)
Ứng dụng phân hữu cơ sinh học nhằm tăng năng suất, chất lượng và tăng tính bền vững trong canh tác cao su   (8/7/2013)
Cẩn trọng khi chọn mua nấm linh chi   (21/6/2013)
Tìm kiếm
Liên kết
Mạng thông tin
Thống kê truy cập
Số lượt truy cập :    4844830