Bình Thuận hướng đi phù hợp trong phát triển năng lượng mặt trời   20/8/2018

Trong bối cảnh hiện nay, phát triển kinh tế - xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm đối với sự phát triển của mỗi một quốc gia. Để phát triển kinh tế, phát triển công nghiệp đòi hỏi phải được đảm bảo đầy đủ các yếu tố cần thiết như: khoa học, công nghệ, nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng…trong đó, phải nói đến sự quan trọng của yếu tố năng lượng.



Tại Việt Nam, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang ngày càng phát triển đi lên, nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất được đầu tư, dẫn đến nhu cầu tiêu thụ năng lượng đang ngày một tăng cao. Theo Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030, dự kiến sản lượng điện cần đạt đến mức 194-210 tỷ kWh trong năm 2015, 330-362 tỉ kWh năm 2020 và 695-834 tỉ kWh trong năm 2030. Vì vậy, để đảm bảo nguồn năng lượng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, chúng ta cần phải hướng đến nguồn năng lượng tái tạo để thay thế dần các nguồn năng lượng hóa thạch. Các dạng nguồn năng lượng tái tạo có thể kể đến như năng lượng: mặt trời, gió, địa nhiệt, thủy triều, sinh khối.

Bình Thuận là một trong các tỉnh có số giờ nắng cao nhất cả nước, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển điện mặt trời. Vì vậy, tiềm năng về năng lượng mặt trời là rất lớn, đây được xem là giải pháp tối ưu nhất trong việc tạo ra nguồn năng lượng phục vụ cho phát triển của tỉnh. Tại hội nghị xúc tiến đầu tư diễn ra ngày 19/4/2017, UBND tỉnh Bình Thuận đã trao quyết định và tiếp nhận cam kết đầu tư của gần 30 doanh nghiệp trong và ngoài nước vào các lĩnh vực tiềm năng. Theo báo cáo của Sở Công Thương, toàn tỉnh hiện nay đã có hơn 40 vị trí quy hoạch đưa vào danh mục thu hút dự án điện mặt trời với nhu cầu sử dụng đất khoảng 7.730 ha; trong đó tập trung nhiều nhất ở khu vực Bắc Bình,Tuy Phong, Hàm Tân…. Tính đến cuối tháng 6 năm 2018, toàn tỉnh có 9 dự án điện mặt trời và 1 dự án điện gió được chấp thuận chủ trương đầu tư với tổng số vốn đầu tư là 15.380 tỷ đồng, trong đó có Nhà máy điện mặt trời Sông Luỹ 1, vừa được UBND tỉnh cấp Quyết định chủ trương đầu tư vào tháng 4/2018, xây dựng trên diện tích 41,5 ha tại xã Sông Luỹ với tổng vốn ban đầu là 875,3 tỷ đồng. Nâng lên tổng số 83 dự án điện mặt trời đăng ký đầu tư với tổng công suất 4.782,5 MWp và tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 124.600 tỷ đồng trên toàn địa bàn tỉnh. Trong số này, đã có 23 dự án điện mặt trời được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương phê duyệt với tổng công suất trên 1.230 MW; 52 dự án hiện được UBND tỉnh trình Bộ Công Thương thẩm định, phê duyệt với tổng công suất là 3.161 MWp…Ngoài ra, còn có 8 dự án với tổng công suất 391,3 MWp đang được Sở Công Thương lấy ý kiến các sở ngành, địa phương để tổng hợp, tiếp tục trình cấp thẩm quyền thẩm định, phê duyệt bổ sung…Theo quy hoạch đến năm 2030, tỉnh Bình Thuận có thể thu hút đầu tư phát triển các dự án nhà máy năng lượng mặt trời tổng công suất trên 4.000 MW.

Để triển khai thực hiện tốt hơn nữa về phát triển năng lượng mặt trời của tỉnh trong thời gian tới, cần tiếp tục thực hiện một số giải pháp: Thực hiện tốt quy hoạch năng lương mặt trời, sử dụng đất đai, phát triển qũy đất một cách hợp lý, hiệu quả; Từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng tại các vị trí quy hoạch phát triển năng lượng mặt trời; Thực hiện các chính sách thu hút và tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực năng lượng mặt trời.

Việc sản xuất nguồn năng lượng từ mặt trời trên địa bàn tỉnh cho thấy đây là tiềm năng và lợi ích mang lại thiết thực cho sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh nhà trong thời gian tới./.

Tác giả bài viết: Hồ Văn Khang


Các tin tiếp
Kỹ thuật trồng gừng   (3/10/2017)
Phương pháp nuôi tôm mùa mưa   (27/9/2017)
Kỹ thuật trồng cây chanh cho trái quanh năm   (21/9/2017)
Kỹ thuật trồng và chăm sóc Mít Thái ra trái quanh năm   (31/8/2017)
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây măng tây xanh   (15/8/2017)
Tập huấn trồng rau an toàn   (14/8/2017)
Kỹ thuật nuôi ếch   (14/4/2017)
Bắp lai đơn SK 100 cho năng suất cao trên đất Đông Tiến   (14/10/2016)
Quy trình kỹ thuật quản lý bệnh chết nhanh, chết chậm hại hồ tiêu   (30/9/2016)
Sử dụng sóng âm mới để sản xuất siêu vắc xin   (20/1/2016)
Giải bài toán điện cho thanh long   (28/10/2015)
Kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính   (21/10/2015)
Biến rơm thành phân bón, tiết kiệm cả ngàn tỷ đồng   (14/9/2015)
Ứng dụng phân hữu cơ sinh học nhằm tăng năng suất, chất lượng và tăng tính bền vững trong canh tác cao su   (8/7/2013)
Cẩn trọng khi chọn mua nấm linh chi   (21/6/2013)
Tìm kiếm
Liên kết
Mạng thông tin
Thống kê truy cập
Số lượt truy cập :    4843836