Mô hình ứng dụng công nghệ vào chuỗi sản xuất trồng trọt và chăn nuôi, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ.   7/6/2022

Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nói chung, nông nghiệp nói riêng là "Chìa khóa" để phát triển, nâng cao chất lượng, sản phẩm mang lại hiệu quả kinh tế, sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp nhất là trong tình hình cạnh tranh các sản phẩm hiện nay trên thị trường.



Trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh đã có một số doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế chủ động chuyển đổi mô hình “Ứng dụng công nghệ vào chuỗi sản xuất trồng trọt và chăn nuôi (Trồng cỏ chăn nuôi, sử dụng phân bón từ chăn nuôi trồng cỏ, cải tạo đất, nuôi trùn quế, sử dụng phân trùn quế trồng dưa lưới đạt chứng nhận Global GAP) xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ (Công ty CP Nông trang EDEN) ở thôn Dân Trí, Xã Thuận Hòa, Huyện Hàm Thuận Bắc, Tỉnh Bình Thuận. Mô hình kinh tế tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt, chăn nuôi hướng tới chuyển giao, liên kết nông dân để xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ. Mô hình đã tận dụng tối đa các phụ phẩm nông nghiệp để làm nguyên liệu tạo ra các sản phẩm khác để nâng cao hiệu quả, giá trị cụ thể như: xây dựng trang trại nuôi bò, sử nước nước rửa chuồng, phân để trồng, sử dụng phân để nuôi trùn quế, sử dụng phân trùn quế để trồng dưa lưới. Qua đó giảm thiểu chi phí (phân bón) và bảo vệ môi trường sinh thái. Về quy mô có diện tích 20ha, trong đó: Diện tích trồng cỏ chăn thả 04ha, trồng cỏ làm thức ăn 12ha; diện tích làm chuồng trại nuôi bò 01 ha; Diện tích vườn cây ăn trái: 01ha; Diện tích làm nhà kính 0.4ha, trong đó có 4 nhà kính trồng dưa lưới, diện tích mỗi nhà 1.000m2; Khuôn viên Farm, nhà ở, văn phòng: 1.6ha; Số lượng Bò: 100 con; nhân công 10 người.

Công nghệ sử dụng trồng trọt và chăn nuôi: Dưa lưới được trồng trong nhà lưới, sử dụng công nghệ tưới tiêu, bón phân tự động giảm chi phí nhân công, hạn chế sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, tạo ra sản phẩm an toàn, đạt chứng nhận Global GAP, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái.

Hiệu quả mô hình: Mảng chăn nuôi chủ động được thức ăn thô xanh cho bò, giảm chi phí phân bón, bò tăng trọng ổn định, được chăn thả tự nhiên và vỗ béo trong chuồng ở giai đoạn cuối, sản phẩm tạo ra chất lượng cao, ký được hợp đồng bao tiêu thịt bò; phân còn sử dụng để nuôi trùn quế, phân trùn quế được sử dụng cho trồng trọt; mảng trồng trọt (dưa lưới): Sử dụng phân trùn quế để trồng giảm được chi phí phân bón, việc sử dụng phân trùn quế giúp tăng năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm, sản phẩm đạt chứng nhận Global GAP, an toàn thực phẩm, sản phẩm được ký hợp đồng bao tiêu.

Một số thông tin chi phí đầu tư và lợi nhuận mô hình:

STT

Hạng mục

Mảng chăn nuôi

Mảng trồng trọt

Trùn quế

Cỏ

Dưa lưới

1

Quy mô

100 con + chuồng trại

100 m2

16 ha

4 nhà, 1000 m2/nhà

2

Chi phí đầu tư

6,05 tỷ đồng

 

0,3 tỷ đồng

3 tỷ đồng

3

Doanh thu

4 tỷ đồng

 

0,8 tỷ đồng/năm

2 tỷ đồng/năm

4

Tiền lãi

1.9 tỷ đồng

 

0,4 tỷ đồng

600.000.000đ/năm

Về hiệu quả môi trường, xã hội: Việc ứng dụng công nghệ vào trồng trọt, chăn nuôi tạo thành chuỗi khép kính, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp, hạn chế sử dụng chất hóa học (phân bón, thuốc trừ sâu…) giúp hạn chế ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, trồng cỏ còn giúp tạo mảng xanh, phủ xanh đất trống, cải tạo đất, cải thiện chất lượng không khí; tạo thêm công ăn việc làm cho xã hội. 

Với một số kết quả đạt được mô hình, trong thời gian tới tỉnh tiếp tục thu hút thêm được nhiều mô hình có quy mô lớn ứng dụng công nghệ vào chuỗi sản xuất trồng trọt và chăn nuôi, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ./.

                                                                                                                                                 Tác giả: Ngô Viết Năng

Các tin tiếp
Tập huấn trực tuyến “Ứng dụng quy trình kỹ thuật trồng cây bụp giấm theo tiêu chuẩn GACP-WHO, hướng sản xuất dược liệu, thực phẩm chức năng tại tỉnh Bình Thuận”   (2/12/2021)
Tập huấn trực tuyến “Kỹ thuật canh tác nông nghiệp hữu cơ nâng cao giá trị sản phẩm, an toàn sức khỏe”   (19/11/2021)
Tập huấn trực tuyến “Chăm sóc sức khỏe trong đại dịch Covid -19”   (11/11/2021)
Tập huấn trực tuyến “Mô hình tạo chuỗi sản phẩm nấm, rau mầm, phân hữu cơ từ một nguồn nguyên liệu ban đầu”   (20/10/2021)
Tập huấn trực tuyến “Kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý cho cây thanh long và Giới thiệu giải pháp đạt giải Hội thi “Phương pháp quản lý tổng hợp bệnh đốm nâu trên cây thanh long bằng biện pháp bao trái phối hợp với các biện pháp khác”   (12/10/2021)
Tập huấn phổ biến, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ dự thi Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 16 (2020-2021) cho các tác giả và nhóm tác giả có giải pháp tham gia   (21/9/2021)
Tập huấn phổ biến kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên   (26/10/2020)
Tập huấn “Kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến theo phương pháp SRI thích ứng biến đổi khí hậu”   (13/8/2020)
Kỹ thuật trồng dưa lưới trên giá thể trong nhà màng   (17/12/2019)
Giải pháp hệ thống tưới nước tiết kiệm đa năng hiệu quả cho cây trồng   (22/11/2019)
Phổ biến kiến thức “Kinh nghiệm chăm sóc thanh long trái vụ”   (25/9/2019)
Nguyễn Bùi Anh Kiệt, Gương sáng đam mê sáng tạo   (26/7/2019)
Cấm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chứa Trichlorfon và Carbofuran   (26/3/2018)
KỸ THUẬT ÚM GÀ CON VÀ CHĂM SÓC GÀ CON GIAI ĐOẠN TỪ 1 – 28 NGÀY TUỔI   (23/11/2016)
Khai thác mủ trôm bằng máy khoan.   (11/1/2016)
Tìm kiếm
Liên kết
Mạng thông tin
Thống kê truy cập
Số lượt truy cập :    4836462