Bí quyết nuôi ong mật hiệu quả cao   30/5/2023

Nghề nuôi ong lấy mật ở nước ta đang trong thời kỳ phát triển vì mang lại hiệu quả kinh tế nhưng chi phí đầu tư thấp, thích hợp với nguồn hoa rải rác và quy mô nuôi trong hộ gia đình. Ở mỗi vùng và địa phương đều có những mô hình nuôi ong phù hợp với điều kiện nuôi và quản lý trong đó có nuôi ong trong các thùng cải tiến ở phạm vi hộ gia đình cho năng suất mật nuôi đạt từ 10 -15 kg mật trên một đàn trong một năm. Để nuôi ong mật cho hiệu quả cao, người chăn nuôi cần chú trọng đến kỹ thuật nuôi từ khâu chọn giống, chọn địa điểm, tạo chúa….cho đến thu hoạch mật.



Thùng nuôi ong ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả của việc nuôi ong mật 

Chọn địa điểm nuôi ong

Để ong có thể lấy được nhiều mật và an toàn, nên lựa chọn địa điểm đặt thùng ong ở nơi có địa hình thoáng mát, yên tĩnh, không gần đường giao thông, nhà máy đường, nhà máy hóa chất, nhà máy chế biến hoa quả và không có hồ lớn bao quan. Chỗ đặt thùng ong cần bằng phẳng, khô ráo, mát về mùa hè, ấm về mùa đông, không ngập lụt về mùa mưa; Nên đặt gần nguồn mật, phấn hoa, nơi không phun thuốc sâu hóa chất, không có dịch bệnh, ít hoặc không có ong rừng, chim thú hại. Khoảng cách kiếm ăn hiệu quả từ tổ ong đến nguồn thức ăn khoảng 500 – 700 m. Trong điều kiện có đầy đủ nguồn mật, phấn nên bố trí đặt trại ong với mật độ 40 đàn/ha, khoảng cách giữa các trại ong tối thiểu 2 km đối với những trại có quy mô tối đa 100 thùng.

Dụng cụ nuôi

Thùng nuôi ong ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả của việc nuôi. Có thế tận dụng thân cây tròn rỗng ruột để làm thùng nuôi ong gọi là bộng ong. Cách làm bộng để nuôi ong có mặt tốt duy trì được sự thân thiện của đàn ong với môi trường tự nhiên, tuy nhiên khó khăn trong việc tổ chức sản xuất lớn. Tốt nhất nuôi ong trong thùng cải tiến với kích thước bên trong (thùng ong nội) là 42,5 cm (dài) x 30 cm (rộng) x 24,5 cm (cao), có cửa sổ để thuận tiện khi di chuyển đàn ong. chọn nơi khô ráo, thoáng mát như dưới hiên nhà, cạnh gốc cây. Dụng cụ khác: mũ lưới, bộ tạo chúa, bộ gắn tầng chân, lưới lọc mật, dao cắt mật, thùng quay mật…

Tạo ong chúa

Mục đích tạo ra các ong chúa mới để nhân thêm đàn ong, thay ong chúa già, ong chúa của đàn bị bệnh. Một đàn ong cơ bản đầy đủ thế hệ ong thợ và các thế hệ trứng và ấu trùng ong. Số quân phải phủ kín xà cầu vào buổi sáng. Dựa trên tỷ lệ trứng và ấu trùng, nhộng ta có thể đánh giá được chất lượng đàn ong. Theo số ngày tuổi của trứng, ấu trùng và nhộng của ong thợ thì tỷ lệ đó là: 1 phần trứng - 2 phần trùng - 4 phần nhộng. Đây là thế bền vững của một đàn ong. Nếu làm mất cân đối của một trong các tỷ lệ này thì đàn ong sẽ cố gắng sinh sản để trở lại thế cân bằng sinh học.

 Phương pháp:

- Sử dụng mũ ong chúa chia đàn tự nhiên: Chọn đàn ong phát triển mạnh, cho ăn 2 - 3 tối bằng nước đường (tỷ lệ 1:1), chi viện thêm cầu có nhộng già, rút bớt cầu cũ để ong tập trung hơn. Vào mùa ong chia đàn tự nhiên chọn các mũ chúa to, dài, thẳng, từ những đàn ong chia đàn đông quân nhiều cầu, khỏe mạnh Khi mũ chúa già, dùng dao sắc cắt trên gốc mũ chúa 1,5 cm rồi đem gắn vào đàn ong cần thay chúa

Tạo chúa cấp tạo: Chọn đàn ong phát triển mạnh, tụ đàn lớn, năng suất cao để làm giống. Tiến hành bắt chúa khỏi đàn, loại bỏ 1 – 2 cầu, sau 2 – 3 ngày kiểm tra loại bỏ tất cả các mũ chúa trên bề mặt bánh tổ và mũ chúa đã vít nắp, cho đàn ong ăn 3 – 4 tối liên tục, 9-10 ngày sau cắt những mũ chúa đã chín để sử dụng. Nên chọn những bánh tổ còn mới để ong dễ tiếp thu hơn.

Tạo ong chúa di trùng: Khi số đàn ong trong trại từ 10 đàn trở lên, tạo chúa theo phương pháp di trùng là cần thiết nhằm chủ động về thời gian, số lượng và chất lượng ong chúa. Nên chọn đàn đông quân, không bị bệnh, dự trữ mật phấn nhiều, có biểu hiện chia đàn tự nhiên. Tách chúa khỏi đàn mạnh, không bị bệnh và rũ bớt cầu để tăng cường ong thợ nuôi dưỡng ấu trùng ong chúa, cho ong ăn thêm… Sau 2 giờ di ấu trùng 1 ngày tuổi vào các chén sáp gắn trên các thang của cầu tạo chúa cho vào đàn đã bắt chúa. Cho đàn ong ăn thêm 3 - 4 tối. Sau 2 ngày vặt bỏ các mũ cấp tạo. Sau 9 - 10 ngày tách mũ chúa sử dụng. Gắn các mũ chúa vào đàn ong mới chia hoặc đàn ong có chúa già cần thay, khoảng 10 - 12 ngày sau, chúa mới sẽ đẻ trứng. Nếu chúa tơ bị mất, cần giới thiệu mũ chúa khác hoặc nhập đàn lại.Tạo chúa di trùng:

 Xử lý ong chia đàn tự nhiên

Ở miền Bắc ong thường chia đàn vào tháng 3 - 4, một số ít chia vào tháng 10 - 11. Trong khi ở miền Nam ong thường chia đàn vào tháng 10 - 11 và tháng 2 - 4 (đầu và giữa vụ mật) trong điều kiện nguồn thức ăn (mật, phấn) nhiều, khí hậu thời tiết tốt (không nắng, nóng, lạnh qúa). Điều kiện bên trong đàn ong:

Mật độ ong đông, ong chúa đẻ mạnh, cầu con nhiều, thức ăn dự trữ thừa và ong sống trong thùng qúa chật trội. Chia đàn ong tự nhiên thường làm giảm năng suất mật. Do đó cần phải có các biện pháp xử lý để hạn chế ảnh hưởng đến năng suất.

Trước khi chia đàn vài tuần, ong xây nhiều lỗ tổ ong đực và xây từ 3 - 10 mũ chúa ở hai góc và phía dưới bánh tổ.

Trong trường hợp đàn ong ít quân khắc phục việc chia đàn bằng cách thay ong chúa cũ bằng ong chúa mới vào lúc nguồn hoa phong phú, cho thêm tầng chân, quay mật hoặc chuyển cầu mật cho đàn khác, nới rộng khoảng cách cầu và bỏ vật chống rét ra ngoài, vặt các mũ chúa và cắt bỏ lỗ tổ ong đực.

Đàn ong mạnh thì chủ động chia đàn: Cần cho ăn đủ, chọn những mũ chúa thẳng dài ở vị trí trống như ở 2 góc và dưới bánh tổ để sử dụng sau khi ong chia đàn mới. Đàn ong chia đàn tự nhiên thường ăn no mật và phần, đông ong thợ trẻ đang độ tuổi tiết sáp, xây tầng nhanh, nên ngay sau khi ổn định có thể cho đàn ong đó xây tầng chân. Đàn ong gốc chỉ giữ lại 1 mũ ong chúa tốt nhất để thay chúa còn lại cắt bỏ tất cả các mũ chúa đi.

Thu hoạch mật ong

Sau khi kiểm tra thấy đàn ong nào đạt tiêu chuẩn thu hoạch thì bà con sẽ tiến hành quay mật. Vào mùa hoa nở rộ, có thể quay mật 1 tuần 1 lần, mùa ít hoa thì tuỳ theo thực tế để định ngày quay mật. Quay mật khi thấy ong đi làm nhiều, các bánh tổ có lỗ tổ mật vít nắp trắng, cơi cao (trên 70% lỗ tổ mật vít nắp), trên cây có khoảng 20 – 25% hoa nở.

Chuẩn bị dụng cụ: Rửa sạch, phơi khô máy quay mật, dao cắt vít nắp, lưới lọc mật, đồ chứa mật.

Các thao tác quay mật được thực hiện như sau: Dùng dao sắc hớt nhẹ vít nắp lỗ tổ mật, đưa dao từ dưới lên trên tránh làm vỡ các lỗ tổ Đặt thùng quay mật xa tổ ong ở mức cách li tốt, trong 1 chiếc màn rộng nhằm ngăn không cho ong bay vào thùng quay lấy mật. Đặt các cầu đã cắt vít nắp vào khung máy quay; quay đều tay với tốc độ tăng dần, khi hết mật thì giảm dần tốc độ để bánh tổ không bị vỡ và ấu trùng không bị văng ra. ùy theo thùng quay để lắp 2 cầu, 3 cầu, 4 cầu ong mỗi lần cho phù hợp. Quay hết mật ở mặt cầu bên nào thì trở sang để quay mật ở mặt đối diện. Khi quay, bà con chú ý tốc độ quay vừa đủ sức ly tâm văng mật ra thành thùng. Quay chậm sẽ làm mật không văng ra hết, quay quá nhanh thì làm ấu trùng văng cả vào mật. Trả bánh tổ đã quay vào đàn để ong ủ ấm ấu trùng. Lọc mật bằng vải màn hoặc lưới inox có mặt lưới từ 8 đến 32 lỗ/cm2. Bảo quản mật trong can, chai, có nút đậy kín; để nơi thoáng, mát.

 

` Thùy Dung (thực hiện)

Theo khoahocchonhanong.com.vn


Các tin tiếp
Tập huấn trực tuyến “Ứng dụng quy trình kỹ thuật trồng cây bụp giấm theo tiêu chuẩn GACP-WHO, hướng sản xuất dược liệu, thực phẩm chức năng tại tỉnh Bình Thuận”   (2/12/2021)
Tập huấn trực tuyến “Kỹ thuật canh tác nông nghiệp hữu cơ nâng cao giá trị sản phẩm, an toàn sức khỏe”   (19/11/2021)
Tập huấn trực tuyến “Chăm sóc sức khỏe trong đại dịch Covid -19”   (11/11/2021)
Tập huấn trực tuyến “Mô hình tạo chuỗi sản phẩm nấm, rau mầm, phân hữu cơ từ một nguồn nguyên liệu ban đầu”   (20/10/2021)
Tập huấn trực tuyến “Kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý cho cây thanh long và Giới thiệu giải pháp đạt giải Hội thi “Phương pháp quản lý tổng hợp bệnh đốm nâu trên cây thanh long bằng biện pháp bao trái phối hợp với các biện pháp khác”   (12/10/2021)
Tập huấn phổ biến, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ dự thi Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 16 (2020-2021) cho các tác giả và nhóm tác giả có giải pháp tham gia   (21/9/2021)
Tập huấn phổ biến kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên   (26/10/2020)
Tập huấn “Kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến theo phương pháp SRI thích ứng biến đổi khí hậu”   (13/8/2020)
Kỹ thuật trồng dưa lưới trên giá thể trong nhà màng   (17/12/2019)
Giải pháp hệ thống tưới nước tiết kiệm đa năng hiệu quả cho cây trồng   (22/11/2019)
Phổ biến kiến thức “Kinh nghiệm chăm sóc thanh long trái vụ”   (25/9/2019)
Nguyễn Bùi Anh Kiệt, Gương sáng đam mê sáng tạo   (26/7/2019)
Cấm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chứa Trichlorfon và Carbofuran   (26/3/2018)
KỸ THUẬT ÚM GÀ CON VÀ CHĂM SÓC GÀ CON GIAI ĐOẠN TỪ 1 – 28 NGÀY TUỔI   (23/11/2016)
Khai thác mủ trôm bằng máy khoan.   (11/1/2016)
Tìm kiếm
Liên kết
Mạng thông tin
Thống kê truy cập
Số lượt truy cập :    5029631