Ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm giải pháp giảm chi phí cho sản xuất thanh long.   25/4/2019

Theo số liệu của ngành nông nghiệp, hiện nay diện tích cây thanh long trên địa bàn tỉnh khoảng 29.450 ha, sản lượng đạt 550.000 tấn/năm.



Trong những năm qua, sản xuất thanh long có những bước phát triển khá toàn diện góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh, góp phần lớn trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người trồng thanh long, tạo việc làm cho nhiều hộ nông dân sản xuất, cho nhiều doanh nghiệp, cơ sở sơ chế, đóng gói, kinh doanh thanh long trên địa bàn tỉnh, là sản phẩm góp phần nâng cao nguồn thu cho địa phương và làm thay đổi bộ mặt nông thôn… Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì cây thanh long của tỉnh đối diện với nhiều khó khăn như giá cả không ổn định, chi phí sản xuất (phân bón, thuốc, điện, công lao động) ngày càng tăng, việc cạnh tranh sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước ngày càng lớn, đặc biệt vấn đề nước tưới cho sản xuất thanh long còn khó khăn nhất là vào mùa khô, bên cạnh thiếu nguồn nước sản xuất, hiện nay tỉnh ta thường xuyên chịu những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu nên tình trạng hạn hán, thiếu nước sinh hoạt và sản xuất đang diễn ra ngày càng gay gắt làm ảnh hưởng lớn tới các hoạt động sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân.

Để chủ động đối phó với hạn hán, sử dụng nguồn nước tiết kiệm hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp, trong đó có cây thanh long, theo kế hoạch áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trong nông nghiệp đến năm 2020 có 18.258 ha cây trồng cạn áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm. Tuy nhiên, hiện nay việc áp dung công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh còn rất hạn chế, đến năm 2016 toàn tỉnh mới có 9.935 ha cây trồng/312.968 ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp được áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; còn lại vẫn áp dụng theo phương pháp tưới truyền thống nên lượng nước bị tổn thất rất lớn, gây lãng phí nguồn tài nguyên nước. Hiện nay chưa có thống kê cụ thể diện tích cây thanh long được áp dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên theo số liệu của huyện Hàm Thuận Nam là địa phương có diện tích cây thanh long lớn nhất tỉnh ước tính có khoảng 30% diện tích thanh long được áp dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm. 

Qua quá trình sản xuất cho thấy việc áp dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước đã mang lại hiệu quả rất lớn so với việc không áp dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước, dưới đây là bảng so sánh chi phí sơ bộ tưới nước truyền thống so với áp hệ thống tưới tiết kiệm nước cho 1.000 trụ thanh long.

 Nội dung

Tưới tay (dí)

Tưới tiết kiệm

Chi phí tiết kiệm

Nhân công tưới 1 ha/ 1 lần tưới

2 ngày x 300.000 đ = 600.000 đ

20 phút/330 trụ x 3 lần = 1h = 37.000đ

563.000 đ

Điện năng sử dụng 1 ha/ 1 lần tưới (1.5 HP)

16h x 1.5kw/h = 24kw x 1.864đ/kw = 44.763 đ

01 h x 1,5kw/h x 1.864  đ/kw  = 1.864 đ

42.899 đ

Tổng Cộng

644.736đ

38.864đ

605.899đ

Chỉ tính chi phí công lao động, tiền điện khi sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước trong một năm tiết kiệm được gần 33 triệu dồng so với phương pháp tưới nước truyền thống, nếu tính cả chi phân, thuốc có thể hơn 50 triệu đồng/năm.  Hiện nay tùy theo loại hệ thống tưới tiết kiệm nước mà có chi phí lắp đặt khác nhau trung bình khoảng 60 triệu đồng/ha, thời gian sử dụng khoảng 10 năm;  nếu đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm nước năm đầu tiên lấy được nguồn vốn đầu tư, còn các năm còn lại là lợi nhuận thu được.


(Bộ phận tưới gốc, bón phân)

 
(Bộ phận tưới ngọn, xịt thuốc)


(Hệ thống tưới tiết kiệm nước lắp đặt hoàn chỉnh)

Với những kết quả tính toán trên việc áp ứng dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước thay thế cho phương pháp tưới truyền thống nhằm tiết kiệm lượng nước tưới, tiết kiệm phân bón, giảm công chăm sóc, giảm chi phí quản lý vận hành công trình, thuận tiện cho việc cơ giới hóa và tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp, tăng năng suất cây trồng, tăng chất lượng sản phẩm; từ đó, nâng cao thu nhập cho người dân và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước hiện có là giải pháp mang lại hiệu quả kinh tế cho sản xuất thanh long hiện nay./.

Tác giả bài viết: Ngô Viết Năng


Các tin tiếp
Nghiên cứu cơ chế hoạt động của các tác nhân gây bệnh do nấm mốc ở rau quả   (28/10/2013)
Việc chế tạo thuốc insulin dạng viên đạt tiến bộ mới   (28/10/2013)
Mang điện mặt trời đến với nông dân   (26/9/2013)
Sản xuất năng lượng sạch từ nước thải ô nhiễm   (26/9/2013)
Tổ hợp khu hệ vi sinh vật phân hủy rơm rạ tại ruộng   (28/8/2013)
Bình Thuận: Nuôi thành công hải sâm cát   (28/8/2013)
Ứng dụng chế phẩm sinh học Chitosan trong sản xuất thanh long   (15/7/2013)
Xử lý rác thải thành phân hữu cơ, mô hình hay ở Tánh Linh   (15/7/2013)
Máy in cầm tay siêu nhỏ   (12/7/2013)
Dùng gỗ chế pin "xanh"   (21/6/2013)
Kỹ thuật nuôi Dông kết hợp Thỏ Rừng lai   (15/4/2013)
Quy trình kỹ thuật trồng cây khoai mỳ   (15/4/2013)
Hội thảo Giải pháp chong đèn hiệu quả cho thanh long trong tình hình thiếu điện   (15/4/2013)
Xử lý tình huống cứu tàu mắc cạn   (15/4/2013)
Top 10 phần mềm thiết kế brochure miễn phí   (28/3/2013)
Tìm kiếm
Liên kết
Mạng thông tin
Thống kê truy cập
Số lượt truy cập :    4844344