Chuỗi cung ứng và sự phát triển của doanh nghiệp   9/9/2020

BT - Dịch Covid-19 xảy ra, nhiều lĩnh vực như du lịch, xuất khẩu nông sản… của Bình Thuận bị ảnh hưởng, nhất là mặt hàng thanh long. Vấn đề đặt ra là làm cách nào để nắm bắt cơ hội, đón làn sóng dịch chuyển của các chuỗi cung ứng toàn cầu, vực dậy nền kinh tế.



Đại dịch Covid-19 diễn ra một cách bất ngờ và có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới, trong đó Việt Nam cũng không ngoại lệ. Chiến lược tái cấu trúc lại chuỗi cung ứng toàn cầu mà các nước lớn như Hoa Kỳ hay châu Âu cùng các quốc gia khác khởi xướng nhiều khả năng sẽ tập trung việc tìm kiếm các quốc gia an toàn hơn, thân thiện và đáng tin cậy hơn để cùng xây dựng lại các chuỗi cung ứng. Vấn đề đặt ra là làm cách nào để có thể trở thành điểm đến của các làn sóng dịch chuyển này và làm sao để các doanh nghiệp Bình Thuận có thể tận dụng được cơ hội, trước tác động vô cùng lớn của đại dịch Covid-19, việc thu hút các dòng vốn đầu tư nước ngoài trong đợt dịch chuyển của chuỗi cung ứng toàn cầu hiện nay?

Nếu xét về tương quan với các tỉnh, thành phía Nam thì Bình Thuận chưa thể so sánh với các tỉnh lân cận TP. Hồ Chí Minh như Long An, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu, Tây Ninh… Trong khi đó, nguồn nhân lực của Bình Thuận chưa mạnh và năng lực cạnh tranh cấp tỉnh chỉ được xếp ở mức khá. Mặc dù vậy, Bình Thuận có một tiềm năng rất lớn về du lịch, đánh bắt thủy sản, phong điện. Đây là nguồn tiềm năng rất lớn cho Bình Thuận phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới. 

Trong một hội thảo gần đây tại Bình Thuận, thạc sĩ Nguyễn Phi Hoàng - giảng viên Trường Đại học Tài chính Marketing phân tích:  Trong thời gian tới, tỉnh Bình Thuận cần thực hiện những chỉ dẫn của Bộ tiêu chuẩn PCI nhằm nâng hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của mình lên mức tốt hơn. Các hướng cần tập trung nhiều bao gồm cải cách thủ tục hành chính, minh bạch hóa pháp luật về đất đai, đấu thầu và đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, thuận lợi hóa việc tiếp cận thông tin của doanh nghiệp, rút ngắn các quy trình xử lý sự việc cho doanh nghiệp. Ngoài ra, việc nghiên cứu nhằm phát huy hơn nữa vai trò của du lịch, đánh bắt thủy hải sản hay kêu gọi các dự án đầu tư phong điện cũng cần được quan tâm. Nhất là trong thời đại hiện nay, du lịch đang trở thành nhu cầu thiết yếu đối với đời sống người dân, nên xu hướng chi tiêu cho du lịch sẽ tăng trong dài hạn. Việc khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch của tỉnh nhà sẽ mang đến động lực phát triển mạnh mẽ.

Về phía doanh nghiệp, để trở thành thành viên của chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp Bình Thuận nói riêng cần phải hiểu rõ, một chuỗi cung ứng tốt cần phải sở hữu tất cả các thành viên tốt, bao gồm nhà cung cấp, doanh nghiệp sản xuất, nhà phân phối và nhà bán lẻ. Điều này mang một hàm ý rằng, để trở thành một thành viên của một chuỗi cung ứng tốt thì các doanh nghiệp phải tự nâng cấp bản thân mình từ việc phải thay đổi hay hoàn thiện năng lực quản trị công ty của mình, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp, quan tâm thỏa đáng đến các vấn đề về sở hữu trí tuệ, bảo vệ môi trường, đối xử công bằng với người lao động, đạo đức trong kinh doanh. Nâng cao năng lực quản trị công ty thể hiện qua việc doanh nghiệp cần áp dụng các công nghệ tiên tiến vào quản lý doanh nghiệp, nhằm hướng đến tinh gọn bộ máy, loại bỏ lãng phí, cắt giảm chi phí và thúc đẩy tính linh hoạt của bộ máy. Đây chính là vấn đề mà các chuỗi cung ứng toàn cầu đặc biệt quan tâm.

Đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi thế giới một cách sâu rộng và đà thay đổi này sẽ còn tiếp diễn trong thời gian sắp tới. Cơ hội và thách thức cũng từ đó sẽ song hành. Tận dụng được các cơ hội này để trở thành một thành viên quan trọng của các chuỗi cung ứng toàn cầu là điều mà Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nói riêng hướng đến và đang có cơ hội để hiện thực hóa. Tuy nhiên, để biến mong muốn ấy thành sự thật, bản thân Việt Nam và các doanh nghiệp cần thật sự chủ động trong thay đổi cho phù hợp và thích nghi với các đòi hỏi khắt khe hơn từ chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nguồn:baobinhthuan.gov.vn


Các tin tiếp
Sản lượng thủy sản 4 tháng đầu năm 2020 ước đạt gần 17 nghìn tấn   (15/5/2020)
Bình Thuận công bố tình huống khẩn cấp do hạn hán cấp độ 2: Nhiều việc cấp bách cần làm để chống hạn   (8/5/2020)
4 tháng đầu năm 2020: Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục được duy trì ổn định   (6/5/2020)
Tình hình Kinh tế - xã hội tháng 4 năm 2020   (6/5/2020)
QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành Ngân hàng (cơ sở dữ liệu) tên đường và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh   (6/5/2020)
Bình Thuận: Ban hành quyết định công bố chỉ số cải cách hành chính (Par index) năm 2019 của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh   (5/5/2020)
Đảm bảo thị trường hoạt động ổn định xuyên suốt thời gian phòng, chống dịch COVID-19   (4/5/2020)
Bình Thuận đạt nhiều kết quả tích cực sau hơn 2 năm thực hiện giải pháp cấp bách chống khai thác IUU   (4/5/2020)
Sẽ sớm có giải pháp phục hồi nền kinh tế   (4/5/2020)
TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI QUÝ I NĂM 2020   (7/4/2020)
TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI NĂM 2019   (7/4/2020)
TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI NĂM 2018 TỈNH BÌNH THUẬN   (7/4/2020)
TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI NĂM 2017 TỈNH BÌNH THUẬN   (7/4/2020)
TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI THÁNG 12 VÀ CẢ NĂM 2016   (7/4/2020)
Bình Thuận thu ngân sách trong Quý I năm 2020 đạt 2.712 tỷ đồng   (6/4/2020)
Tìm kiếm
Liên kết
Mạng thông tin
Thống kê truy cập
Số lượt truy cập :    4836074