Bình Thuận kiến nghị Trung ương hỗ trợ vốn thực hiện Dự án Đập ngăn mặn Sông Lũy   25/3/2021

Trước tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của nhân dân trên địa bàn huyện Bắc Bình, UBND tỉnh đã đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư quan tâm tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ 180.000 triệu đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2021 để triển khai thực hiện Dự án Đập ngăn mặn Sông Lũy, đảm bảo đời sống sinh hoạt của người dân.



Dự án Đập ngăn mặn Sông Lũy với mục tiêu ngăn chặn tình trạng nhiễm mặn đối với nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm trên tại hạ lưu Sông Lũy, đảm bảo nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp, nước uống cho gia súc và sinh hoạt cho khu vực là hết sức cần thiết. Dự án có quy mô tuyến đập dài 152,30m, gồm 12 khoang tràn, mỗi khoang rộng 12m kết hợp cầu giao thông trên đập với tổng mức đầu tư dự kiến 180.000 triệu đồng, nhằm đảm bảo tiêu thoát lũ trong mùa mưa, đồng thời kết hợp giao thông qua lại giữa hai bờ Sông Lũy và đảm bảo môi trường sinh thái vùng hạ lưu. Tuy nhiên do ngân sách tỉnh rất khó khăn và nguồn vốn dự phòng 2020 tại Quyết định số 118/QĐ-TTg ngày 27/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ đã phân bổ cho một số dự án kè khẩn cấp nên đến nay chưa cân đối được nguồn vốn để đầu tư Dự án Đập ngăn mặn Sông Lũy.

Hàng năm, tỉnh Bình Thuận luôn chịu ảnh hưởng rất lớn của biến đổi khí hậu; tình trạng thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Vào mùa khô, tình trạng nắng nóng, hạn hán kéo dài và xâm nhập mặn thường xuyên xảy ra dẫn đến việc thiếu hụt nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn, trong đó huyện Bắc Bình là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng của tình trạng này trong các năm qua.

Đáng chú ý, trong năm 2019 và 2020, tại khu vực các xã Phan Rí Thành, Phan Hòa, Phan Hiệp và thị trấn Chợ Lầu, huyện Bắc Bình tình trạng xâm nhập mặn ngày càng sâu, do vào mùa khô thủy triều dâng cao khu vực này thường xuyên bị xâm nhập mặn trên diện rộng và làm ảnh hưởng đến gần 3.799 ha đất sản xuất nông nghiệp của nhân dân. Tuy nhiên do nguồn vốn ngân sách tỉnh còn khó khăn, nên không thể bố trí vốn để giải quyết các vấn đề bức xúc trên./.

Nguồn: binhthuan.gov.vn


Các tin tiếp
Sản lượng thủy sản 4 tháng đầu năm 2020 ước đạt gần 17 nghìn tấn   (15/5/2020)
Bình Thuận công bố tình huống khẩn cấp do hạn hán cấp độ 2: Nhiều việc cấp bách cần làm để chống hạn   (8/5/2020)
4 tháng đầu năm 2020: Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục được duy trì ổn định   (6/5/2020)
Tình hình Kinh tế - xã hội tháng 4 năm 2020   (6/5/2020)
QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành Ngân hàng (cơ sở dữ liệu) tên đường và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh   (6/5/2020)
Bình Thuận: Ban hành quyết định công bố chỉ số cải cách hành chính (Par index) năm 2019 của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh   (5/5/2020)
Đảm bảo thị trường hoạt động ổn định xuyên suốt thời gian phòng, chống dịch COVID-19   (4/5/2020)
Bình Thuận đạt nhiều kết quả tích cực sau hơn 2 năm thực hiện giải pháp cấp bách chống khai thác IUU   (4/5/2020)
Sẽ sớm có giải pháp phục hồi nền kinh tế   (4/5/2020)
TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI QUÝ I NĂM 2020   (7/4/2020)
TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI NĂM 2019   (7/4/2020)
TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI NĂM 2018 TỈNH BÌNH THUẬN   (7/4/2020)
TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI NĂM 2017 TỈNH BÌNH THUẬN   (7/4/2020)
TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI THÁNG 12 VÀ CẢ NĂM 2016   (7/4/2020)
Bình Thuận thu ngân sách trong Quý I năm 2020 đạt 2.712 tỷ đồng   (6/4/2020)
Tìm kiếm
Liên kết
Mạng thông tin
Thống kê truy cập
Số lượt truy cập :    4844687