Sản xuất lúa cải tiến theo phương pháp SRI: Chặng đường thay đổi nhận thức, tập quán   4/1/2022

BT- Để thích ứng với biến đổi khí hậu, hạn hán thường xuyên và giá cả phân bón tăng cao, việc sản xuất lúa cải tiến theo phương pháp SRI được coi là giải pháp hiệu quả, bền vững của nông dân Bình Thuận mấy năm qua.

 

 

 

 



Hiệu quả bước đầu

Những năm qua Bình Thuận liên tục bị ảnh hưởng của thiên tai, nhất là vấn đề hạn hán, thiếu nguồn nước sản xuất. Trong khi đó, nhiều nông dân vẫn còn giữ thói quen gieo sạ lúa dày, với lượng gieo từ 200 - 250 kg/ha. Đặc biệt trong canh tác lúa, nông dân thường xuyên để ruộng ngập nước, gây hao tổn nước tưới, làm giảm diện tích gieo trồng.

Xuất phát từ thực trạng đó, hưởng ứng chương trình do Bộ Nông nghiệp và PTNT phát động về giảm lượng hạt giống gieo sạ để tiết kiệm chi phí sản xuất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ năm 2016 đến nay, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã xây dựng và thực hiện chương trình: “Sản xuất lúa cải tiến theo phương pháp SRI” với diện tích 564,4 ha/756 hộ tham gia, đến nay đã thu được những kết quả khả quan nhất định.

Đơn cử, ông Nguyễn Thành Được - Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp – dịch vụ Long Điền 1 (huyện Tuy Phong) cho biết: Được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông, thời gian qua hợp tác xã chúng tôi thực hiện mô hình “Thâm canh lúa nước theo phương pháp SRI” quy mô 50 ha/65 hộ. Kết quả giảm được khoảng 40% lượng giống (từ 20 kg/sào theo phương pháp canh tác truyền thống xuống 12 kg/sào theo phương pháp SRI). Như vậy mô hình SRI tại HTX Long Điền 1 với diện tích 50 ha đã tiết kiệm khoảng 4.000 kg giống. Số lần tưới/vụ tại ruộng mô hình bình quân 8 lần/vụ, giảm bình quân 4 lần/vụ so với ruộng sản xuất thông thường. Lượng nước tiết kiệm khoảng 20-30%. Năng suất mô hình bình quân đạt 73 tạ/ha, cao hơn ruộng ngoài mô hình 0,7 tạ/ha. Lợi nhuận thu được từ 1 ha lúa ruộng trong mô hình cao hơn so với ruộng ngoài mô hình là 1,7 triệu đồng (tăng 7,4%). 

Góp phần thay đổi tập quán sản xuất

Ông Nguyễn Tám - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh đánh giá: Nhìn lại những năm qua, các mô hình sản xuất lúa SRI đã áp dụng biện pháp gieo sạ mật độ hợp lý, sử dụng nước tiết kiệm có hiệu quả. Đồng thời, tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sinh học. Qua đó, nhằm hướng đến nền sản xuất nông nghiệp bền vững, hạn chế tác động xấu đến môi trường sinh thái, góp phần giảm thiểu hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu, giảm chi phí sản xuất và tăng hiệu quả kinh tế. Đây cũng là thời điểm thuận lợi để vận động nông dân thay đổi nhận thức, tập quán canh tác trên cơ sở hiệu quả thực tế đã đạt được.

Cụ thể, việc áp dụng kết quả “khảo nghiệm sản xuất về mật độ và áp dụng tưới tiết kiệm nước ướt, khô xen kẽ (nông lộ phơi) trong sản xuất lúa” tại huyện Tuy Phong và Hàm Thuận Bắc cho thấy, nhờ áp dụng quy trình điều tiết nước ướt khô xen kẽ nên cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, bộ rễ ăn sâu, hạn chế đổ ngã khi gặp điều kiện thời tiết mưa gió. Mặt khác, việc giữ ruộng khô một số giai đoạn không cần nước cũng góp phần giảm bớt lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, hạn chế biến đổi khí hậu.

Qua kết quả thống kê từ năm 2016 đến năm 2021, nhờ gieo cấy thưa, kết hợp điều tiết nước hợp lý ở từng vụ sản xuất nên tại các điểm thực hiện và nhân rộng mô hình tỷ lệ sâu bệnh hại lúa thấp hơn 10-15%. Ngoài ra giảm 1-3 lần phun thuốc BVTV so với ruộng ngoài mô hình. Đặc biệt, tưới nước tiết kiệm thích hợp cho từng giai đoạn sinh trưởng của lúa trong thời kỳ biến đổi khí hậu góp phần giảm lượng nước tưới đáng kể (trên 33%) và cơ cấu tăng thêm diện tích sản xuất lúa trong cùng 1 vụ. Song song, nâng cao nhận thức cho bà con thấy được lợi ích thiết thực của việc gieo lúa thưa hợp lý kết hợp tưới tiết kiệm nước có tác động tích cực đến hiệu quả sản xuất và môi trường. Bước đầu hình thành chuỗi liên kết bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân yên tâm sản xuất.

Về kế hoạch trong thời gian tới, lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông cho biết, hàng năm sẽ duy trì nhân rộng mô hình sản xuất lúa cải tiến SRI và lúa SRI định hướng hữu cơ từ 50-100 ha. Phấn đấu đến năm 2025 đạt 1.000 ha, năng suất bình quân tăng ổn định từ 3-5 tạ/ha. Trong đó, ưu tiên phát triển sản xuất lúa định hướng hữu cơ theo chuỗi liên kết tại các vùng đồng bằng đạt 80 - 85% kế hoạch, còn lại mở rộng diện tích lúa cải tiến SRI chuỗi liên kết cho vùng đồng bào dân tộc. Đây sẽ là chặng đường tiếp nối trong quá trình thay đổi nhận thức, tập quán sản xuất của nông dân địa phương.

                                                                                                                                 Nguồn: baobinhthuan.com.vn


Các tin tiếp
Sản lượng thủy sản 4 tháng đầu năm 2020 ước đạt gần 17 nghìn tấn   (15/5/2020)
Bình Thuận công bố tình huống khẩn cấp do hạn hán cấp độ 2: Nhiều việc cấp bách cần làm để chống hạn   (8/5/2020)
4 tháng đầu năm 2020: Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục được duy trì ổn định   (6/5/2020)
Tình hình Kinh tế - xã hội tháng 4 năm 2020   (6/5/2020)
QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành Ngân hàng (cơ sở dữ liệu) tên đường và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh   (6/5/2020)
Bình Thuận: Ban hành quyết định công bố chỉ số cải cách hành chính (Par index) năm 2019 của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh   (5/5/2020)
Đảm bảo thị trường hoạt động ổn định xuyên suốt thời gian phòng, chống dịch COVID-19   (4/5/2020)
Bình Thuận đạt nhiều kết quả tích cực sau hơn 2 năm thực hiện giải pháp cấp bách chống khai thác IUU   (4/5/2020)
Sẽ sớm có giải pháp phục hồi nền kinh tế   (4/5/2020)
TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI QUÝ I NĂM 2020   (7/4/2020)
TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI NĂM 2019   (7/4/2020)
TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI NĂM 2018 TỈNH BÌNH THUẬN   (7/4/2020)
TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI NĂM 2017 TỈNH BÌNH THUẬN   (7/4/2020)
TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI THÁNG 12 VÀ CẢ NĂM 2016   (7/4/2020)
Bình Thuận thu ngân sách trong Quý I năm 2020 đạt 2.712 tỷ đồng   (6/4/2020)
Tìm kiếm
Liên kết
Mạng thông tin
Thống kê truy cập
Số lượt truy cập :    4836588