Nghiệm thu cấp tỉnh dự án “Xây dựng mô hình nhân giống và nuôi thương phẩm dê lai hướng thịt tại tỉnh Bình Thuận”   21/11/2023

Vừa qua, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức nghiệm thu cấp tỉnh dự án nêu trên. Dự án do Trung tâm Thông tin và Ứng dụng Tiến bộ KHCN Bình Thuận (Hội viên tâp thể của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật) làm đơn vị chủ trì. Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ là Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây - Viện Chăn nuôi. Kết quả nghiệm thu Dự án đạt loại khá.



Đây là Dự án thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025, do Trung ương quản lý. Chương trình nhằm ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ phù hợp để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số. Việc chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ đi đôi vớì công tác đào tạo phát triển đội ngũ cán bộ cho cơ sở, nâng cao năng lực ứng dụng khoa học và công nghệ của người dân.

Thông qua triển khai dự án “Xây dựng mô hình nhân giống và nuôi thương phẩm dê lai hướng thịt tại tỉnh Bình Thuận” các cán bộ cơ sở và người dân đã được tiếp thu 10 quy trình công nghệ về chăn nuôi dê lai sinh sản và lấy thịt gồm:  Quy trình kỹ thuật quản lý và chăm sóc dê cái hậu bị; Quy trình kỹ thuật quản lý và chăm sóc dê cái mang thai; Quy trình kỹ thuật quản lý và chăm sóc dê lai sinh sản; Quy trình kỹ thuật quản lý và chăm sóc dê đực hậu bị; Quy trình kỹ thuật quản lý và chăm sóc dê đực sinh sản; Quy trình kỹ thuật chọn phối và ghép đôi giao phối, tạo giống dê lai; Quy trình kỹ thuật quản lý và chăm sóc dê con theo mẹ; Quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng dê lai thương phẩm; Quy trình kỹ thuật bảo quản và chế biến thức ăn cho dê; Quy trình vệ sinh dịch tễ và thú y.

Dự án đã xây dựng 01 mô hình nuôi dê tập trung với quy mô 90 dê cái giống Bách Thảo và 10 dê đực giống Boer tại Trung tâm Thông tin và Ứng dụng Tiến bộ KHCN Bình Thuận và mô hình nuôi phân tán dê lai tại 20 hộ dân tại các huyện Tuy Phong và Bắc Bình, mỗi hộ gồm 10 dê cái giống Bách Thảo và 01 dê Boer đực (Dự án hỗ trợ 01 dê đực giống Boer và 02 dê cái giống Bách Thảo/hộ). Các mô hình chăn nuôi đều có kết hợp với trồng cỏ để bổ sung thức ăn cho dê. Kết quả Dự án đã tạo ra 48 con dê giống F1 và tổng cộng 855 con dê thương phẩm. Dự án đã đào tạo 09 kỹ thuật viên trên địa bàn tỉnh.

Sau khi nghiệm thu cấp tỉnh, đơn vị chủ trì sẽ tiếp tục hoàn thiện hồ sơ và gửi về Bộ Khoa học và Công nghệ để nghiệm thu Dự án ở cấp Trung ương.

 

  Nguyễn Thị Bích Hạnh


Các tin tiếp
Nghiên cứu cơ chế hoạt động của các tác nhân gây bệnh do nấm mốc ở rau quả   (28/10/2013)
Việc chế tạo thuốc insulin dạng viên đạt tiến bộ mới   (28/10/2013)
Mang điện mặt trời đến với nông dân   (26/9/2013)
Sản xuất năng lượng sạch từ nước thải ô nhiễm   (26/9/2013)
Tổ hợp khu hệ vi sinh vật phân hủy rơm rạ tại ruộng   (28/8/2013)
Bình Thuận: Nuôi thành công hải sâm cát   (28/8/2013)
Ứng dụng chế phẩm sinh học Chitosan trong sản xuất thanh long   (15/7/2013)
Xử lý rác thải thành phân hữu cơ, mô hình hay ở Tánh Linh   (15/7/2013)
Máy in cầm tay siêu nhỏ   (12/7/2013)
Dùng gỗ chế pin "xanh"   (21/6/2013)
Kỹ thuật nuôi Dông kết hợp Thỏ Rừng lai   (15/4/2013)
Quy trình kỹ thuật trồng cây khoai mỳ   (15/4/2013)
Hội thảo Giải pháp chong đèn hiệu quả cho thanh long trong tình hình thiếu điện   (15/4/2013)
Xử lý tình huống cứu tàu mắc cạn   (15/4/2013)
Top 10 phần mềm thiết kế brochure miễn phí   (28/3/2013)
Tìm kiếm
Liên kết
Mạng thông tin
Thống kê truy cập
Số lượt truy cập :    4851414