Kỹ thuật ngâm ủ lúa giống vụ mùa 2020   10/6/2020

Hiện nay trong sản xuất lúa mùa thường hay sử dụng các giống lúa vừa sản xuất trong vụ xuân 2020 (gọi là giống liền vụ), thời gian chuyển vụ rất ngắn, nếu không biết cách phá ngủ nghỉ thì tỷ lệ nảy mầm không cao. Để hạt giống có sức khỏe ngay từ ngày đầu nứt nanh nẩy mầm, đảm bảo đủ lượng giống cấy và kế hoạch sản xuất vụ mùa thắng lợi.



Xin hướng dẫn bà con nông dân kỹ thuật ngâm ủ giống lúa vụ mùa như sau:

I. Đối với nhóm giống lúa lai (TH3-3, TH3 - 4, TH3 - 5…)

- Do đặc điểm hạt giống lúa lai có vỏ trấu mỏng, không khép kín nên rất dễ hút nước và nảy mầm nhanh hơn lúa thuần, đã được các công ty sản xuất xử lý trước nên không phải xử lý phá ngủ, kích thích nẩy mầm.

- Tổng thời gian ngâm giống lúa lai khoảng 12 - 14 giờ (tùy theo nhiệt độ thời tiết trong ngày). Trong quá trình ngâm cứ 3 - 4 giờ phải thay nước một lần cho sạch chua.

II. Đối với nhóm giống lúa thuần (Thiên ưu 8, HDT8, Đài thơm 8, BT7, RVT, KD18, KD28, Nếp 97...)

1. Kỹ thuật xử lý hạt giống trước khi ngâm

Trước khi ngâm phơi lại hạt giống dưới nắng nhẹ từ 2 - 3 tiếng để tăng sức hút nước của hạt. Sau đó loại bỏ hạt lép, lửng, cỏ dại, tạp chất, nấm bệnh bằng dung dịch nước muối 10 - 15%: Pha 1,5 kg muối hạt với 10 - 15 lít nước sạch, khuấy đều cho tan hết muối, sau đó đổ 10 kg lúa giống vào dung dịch nước muối đã pha, ngâm khoảng 10 - 15 phút vớt bỏ các hạt nổi, hạt lửng trong nước, gạn lấy những hạt chìm mang đãi sạch.

2. Xử lý phá ngủ, kích thích nẩy mầm đối với giống lúa liền vụ

Sau khi loại bỏ hạt lép, hạt lửng, vớt hạt chắc ra đãi sạch tiếp tục xử lý phá ngủ, kích thích nẩy mầm theo một trong 2 phương pháp sau:

a. Dùng Supe lân (lân Lâm Thao):

Lấy 400 - 500g lân Lâm Thao hòa với 10 lít nước sạch, khuấy đều, để lắng, gạn lấy nước trong, đổ ngâm 10 kg thóc giống trong 24 giờ, sau đó vớt ra đãi chua rồi ngâm tiếp bằng nước sạch.

Gạn lấy nước trong sau khi ngâm lân supe lân

 

Ngâm thóc giống trong 24 giờ

b. Dùng Lufain 91A hoặc Lufain 91:

Hòa 1 gói Lufain 91A hoặc Lufain 91 với 8 - 10 lít nước ấm 540C (3 sôi 2 lạnh) ngâm 10 kg thóc giống trong 24 giờ (theo hướng dẫn ghi trên bao bì của nhà sản xuất). Sau đó vớt ra đãi chua rồi ngâm tiếp bằng nước sạch.

3. Ngâm hạt giống

- Sau khi xử lý loại bỏ hạt lép, hạt lửng, hạt cỏ dại, tạp chất và phá ngủ, kích thích nảy mầm xong ngâm tiếp trong nước sạch khoảng 24 - 36 giờ. Trong quá trình ngâm cứ  10 - 12 giờ đãi sạch nước chua một lần.

- Nước dùng để ngâm lúa giống phải là nước sạch (như nước giếng khoan đã qua bể lọc hoặc nước mưa, nước máy...). Khi ngâm lúa để chỗ thoáng mát.

- Đối với lúa giống liền vụ: Tổng thời gian ngâm từ lúc bắt đầu xử lý phá ngủ đến khi hạt thóc no nước khoảng 36 - 48 giờ. Cá biệt có giống phải ngâm đến 60 - 72 giờ.

- Đối với lúa giống cách vụ tổng thời gian ngâm khoảng 24 - 36 giờ.

- Hoặc quan sát thấy vỏ hạt lúa trong, nhìn rõ phôi hạt phình lên có màu trắng và thấy mép hạt hơi sưng lên là đạt yêu cầu, đãi sạch rồi đem ủ.

III. Kỹ thuật ủ hạt lúa giống

- Sau khi hạt lúa đã hút no nước, lượng hạt giống được đãi sạch nước chua để ráo nước và chuyển sang các vật dụng bằng tre như thúng, rá, bao tải rứa mỏng không tráng nilon hoặc đổ thành đống dày 5 - 7 cm. Nên đậy nhẹ bằng lá chuối tươi (nếu ủ bằng thúng, rá), chỉ gập nhẹ đầu bao (nếu ủ bằng bao dứa) để vào nơi thoáng mát. Tuyệt đối không để đọng nước trong khi ủ.

- Thời gian ủ thúc mầm từ 24 – 30 giờ (giống lúa thuần), 12 – 16 giờ (giống lúa lai).

- Trong thời gian ủ lúa giống cần thường xuyên kiểm tra, nếu thấy lúa ủ bị khô cho hạ nhiệt từ từ trước khi tiếp tục cho uống nước để đảm bảo đủ ẩm và đảo đều cho hạt giống nảy mầm. Khi lúa giống nhú mầm như gai dứa hoặc mầm dài bằng 1/3 hạt thóc thì đem gieo.

- Nếu thấy mống có tỷ lệ nảy mầm thấp (dưới 80%) phải sàng lọc những hạt chưa nảy mầm ủ tiếp rồi gieo sau.

- Kiểm tra nếu thấy lúa ủ bị bốc nóng và có mùi chua trong khi ủ khẩn trương tán mỏng đống ủ để hạ nhiệt sau đó rửa sạch chua để ráo nước rồi ủ tiếp đến khi lúa nảy mầm như gai dứa thì đem gieo.                                                             

 Thanh Hiế


Các tin tiếp
Kỹ thuật trồng gừng   (3/10/2017)
Phương pháp nuôi tôm mùa mưa   (27/9/2017)
Kỹ thuật trồng cây chanh cho trái quanh năm   (21/9/2017)
Kỹ thuật trồng và chăm sóc Mít Thái ra trái quanh năm   (31/8/2017)
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây măng tây xanh   (15/8/2017)
Tập huấn trồng rau an toàn   (14/8/2017)
Kỹ thuật nuôi ếch   (14/4/2017)
Bắp lai đơn SK 100 cho năng suất cao trên đất Đông Tiến   (14/10/2016)
Quy trình kỹ thuật quản lý bệnh chết nhanh, chết chậm hại hồ tiêu   (30/9/2016)
Sử dụng sóng âm mới để sản xuất siêu vắc xin   (20/1/2016)
Giải bài toán điện cho thanh long   (28/10/2015)
Kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính   (21/10/2015)
Biến rơm thành phân bón, tiết kiệm cả ngàn tỷ đồng   (14/9/2015)
Tìm kiếm
Liên kết
Mạng thông tin
Thống kê truy cập
Số lượt truy cập :    5128217