Kinh nghiệm nuôi dê lấy sữa đạt hiệu quả cao   30/11/2022


Năm 2012, khi gia đình anh Nguyễn Văn Đua ngụ ấp 2B lựa chọn khởi nghiệp với 12 con dê giống mua từ Trung tâm giống quốc gia thì mô hình chăn nuôi dê lấy sữa còn khá mới mẻ với người dân xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. Chập chững bước với nghề mới với nhiều bỡ ngỡ, nhưng với tính cần cù, chịu khó học hỏi mà hiện tại, anh đã gầy dựng được trang trại nuôi dê lấy sữa với trên 300 con, thu nhập bình quân mỗi năm khoảng 300 triệu đồng và tạo nhiều sản phẩm OCOP cho quê hương.

Tốt nghiệp ngành Luật ở Đại học Cần Thơ nhưng anh Đua tại từ bỏ công việc ổn định để theo đuổi đam mê với nghề nông. Nhận thấy quê hương mình có nhiều nguồn phụ phẩm từ nông nghiệp dễ tìm để làm thức ăn cho dê, anh quyết định cải tạo lại 2ha đất vườn của gia đình đầu tư nuôi dê thịt. Nhưng do không nắm vững kỹ thuật, thiếu kinh nghiệm nên anh Đua gặp thất bại nhanh chóng. Tuy nhiên, với quyết tâm của bản thân nên anh không ngừng mày mò, học tập kinh nghiệm từ bạn bè đi trước và nghiên cứu trên internet về quy trình nuôi dê đạt hiệu quả. Năm 2010, anh quyết tâm ra Trung tâm giống Quốc gia mua 12 con dê giống về thử lại. Đến nay đàn dê phát triển qua từng năm và hiện đã trở thành một trang trại với số lượng dê lớn nhất của tỉnh với tổng đàn khoảng 300 con, trong đó dê lấy sữa có 250 con.Trung bình một ngày trang trại thu khoảng 40-60 lít sữa tươi. Từ nguồn nguyên liệu này, năm 2019, anh Đua tiếp tục nghiên cứu, chế biến thêm 3 sản phẩm: phô mai, sữa chua, sữa chua sấy khô. Cả 4 mặt hàng đề được công nhận là sản phẩm OCOP của tỉnh Hậu Giang, đạt chuẩn 4 sao, được bán rộng trãi thị thị trường  trong tỉnh, TP Hồ Chí Minh một số địa phương lân cận. goài kinh doanh từ sữa dê thì hàng năm, ông Đua còn bán khoảng 10% số lượng dê con từ đàn dê cái tại trang trại sinh sản được để bà con trong và ngoài tỉnh mua về làm giống nhân rộng mô hình.

 Đến với trang trại nuôi dê của anh Đua, điều cảm nhận đầu tiên đó là một không gian thoáng mát, sạch sẽ; những con dê với bộ lông trắng tinh mập mạp, khỏe mạnh. Anh Đua không ngần ngại chia sẻ mọi kinh nghiệm khi có ai hỏi về quy trình, kỹ thuật  nuôi dê để chăn nuôi dê thành công và hiệu quả.

Theo anh chia sẻ, chuồng nuôi dê cần xây cao khỏi mặt đất từ 0,9-1m, bề rộng của chuồng là từ 2-2,5m, còn chiều dài thì tùy thuộc vào số lượng dê được thả nuôi nhưng đảm bảo tối thiểu từ 1-1,5m/con. Việc xây chuồng cao ráo hơn mặt đất nhằm giúp cho không bị ẩm ướt, đọng nước khi có mưa lớn, trũng nước, việc vệ sinh chuồng được dễ dàng, hạn chế việc dê tiếp xúc mặt đất để phòng ngừa một số bệnh.  Khu vực chứa chất thải của dê cần được xây dựng cẩn thận, có lắp đậy tránh ruồi muỗi sinh trưởng hay mùi hôi thối bốc ra khu vực xung quanh. Vật liệu xây dựng chuồng dê là thân gỗ hoặc tre, không dựng các vách nhằm tạo sự thoáng mát.. Phía trước chuồng dê sẽ làm máng để đưa thức ăn vào. Điểm đặc biệt là anh Đua thường xuyên mở nhạc trong trang trại dê của mình nhằm giúp con dê giảm stress (căng thẳng), hạn chế phá chuồng, tiết sữa được nhiều hơn do thoải mái và lớn nhanh.

Theo anh Đua, khi chọn giống nên lựa những con có trọng lượng từ 20kg trở lên để khi đem về nuôi dê không bị mất sức, có xuất xứ rõ ràng, biết được nguồn gốc của cặp bố mẹ thì càng tốt.. Chú ý  lựa những con dê cái hướng sữa phải có bộ phận sinh dục nở nang, hông rộng, hai núm vú dài từ 4 - 6cm.

Trong quá trình nuôi thì phải đảm bảo cho ăn, uống đầy đủ để dê khỏe mạnh và phát triển. Đối với chế độ ăn thì đảm bảo 3 cử/ngày, riêng dê trong quá trình sinh sản thì có thể tăng thêm số lần cho ăn.. Tất cả quy trình nuôi, chế biến đều được khép kín. Nguồn thức ăn cho dê là cỏ tươi được trồng trong vườn nhà, cộng thêm với bả đậu nành lấy từ các lò làm đậu hủ, bắp non, cỏ… ở huyện. Nguồn rơm thu hoạch từ các vụ lúa, anh Đua mang về ủ chua lên men, tầm 3-4 tháng mới đem cho dê ăn, tất cả đều được kiểm soát chặt chẽ. Ngoài thức ăn thô xanh tươi ngon, bà con cần bổ sung thêm thức ăn hỗn hợp, thức ăn giàu đạm, muối khoáng, sinh tố… vào chế độ ăn của dê. Để tiết kiệm chi phí chăn nuôi, bà con có thể tự chế biến thức ăn hỗn hợp bằng cách tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp như: tấm, cám, gạo, ngô… nghiền nhỏ kết hợp với khô dầu, bột đạm đã được nghiền mịn.

Ngoài ra, dịch bệnh trên dê cũng ít, trong đó chỉ thường xuất hiện 2 loại bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa. Vì vậy, để hạn chế bệnh xuất hiện thì người nuôi cần vệ sinh kỹ chuồng trại, nhất là nước uống và thức ăn phải đảm bảo sạch. Ngoài ra, để dê phát triển mạnh khỏe hơn thì hàng tháng người nuôi nên chích thuốc bổ cho dê. Ngoài những bệnh thường gặp khi nuôi dê, thì một số bệnh liên quan trong thời kì cho sữa như:Bệnh viêm vú ở dê, bệnh sốt sữa ở dê. Bệnh viên vú do vệ sinh bầu vú kém, không đúng cách, vắt sữa không đúng kĩ thuật. Chữa trị bằng cách chườm vú nhiều lần bằng nước ấm có pha muối với nồng độ 5%. Đắp cao tan vào vú bị viêm kết hợp vệ sinh vú và dụng cụ vắt sữa sạch sẽ hàng ngày. Bệnh sốt sữa ở dê là do khẩu phần ăn thiếu canxi và photpho trong thời gian dài gây ra rối loạn thần kinh và sốt sữa. Điều trị bằng cách tiêm vào ven liên tục trong 3 ngày dung dịch canxi clorua 10% hoặc canxi gluconat 30% từ 15 -30 ml. Kết hợp bổ sung đầy đủ canxi và photpho trong thời kì mang thai và sỉnh xuất sữa.

                                                                                                                                                                 Lan Phương

                                                                                                                                            Theo khoahocchonhanong.com.vn


Các tin tiếp
Kỹ thuật trồng gừng   (3/10/2017)
Phương pháp nuôi tôm mùa mưa   (27/9/2017)
Kỹ thuật trồng cây chanh cho trái quanh năm   (21/9/2017)
Kỹ thuật trồng và chăm sóc Mít Thái ra trái quanh năm   (31/8/2017)
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây măng tây xanh   (15/8/2017)
Tập huấn trồng rau an toàn   (14/8/2017)
Kỹ thuật nuôi ếch   (14/4/2017)
Bắp lai đơn SK 100 cho năng suất cao trên đất Đông Tiến   (14/10/2016)
Quy trình kỹ thuật quản lý bệnh chết nhanh, chết chậm hại hồ tiêu   (30/9/2016)
Sử dụng sóng âm mới để sản xuất siêu vắc xin   (20/1/2016)
Giải bài toán điện cho thanh long   (28/10/2015)
Kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính   (21/10/2015)
Biến rơm thành phân bón, tiết kiệm cả ngàn tỷ đồng   (14/9/2015)
Tìm kiếm
Liên kết
Mạng thông tin
Thống kê truy cập
Số lượt truy cập :    5128243