SĂN SÓC ĐIỀU DƯỠNG   26/10/2015

Thành công trong điều trị bệnh nhân đa chấn thương ở giai đoạn nguy kịch có sự đóng góp không nhỏ của điều dưỡng. Do đó, đòi hỏi người điều dưỡng ngày càng hoàn thiện các mặt về công tác điều dưỡng, tinh xảo các kỹ năng chuyên môn và thường xuyên được cập nhật kiến thức chuyên ngành, am hiểu tường tận các phương tiện theo dõi và cấp cứu bệnh nhân. Để có hiệu quả tối ưu trong việc cứu sống người bệnh, người điều dưỡng cần phải nắm bắt được công tác tổ chức và chăm sóc khi tiếp nhận bệnh nhân đa chấn thương trong giai đoạn nguy kịch.



1. Công tác tổ chức chuẩn bị tiếp nhận:
* Giường chức năng phục vụ cho bệnh nhân nặng.
* Hệ thống oxy và hệ thống hút phải hoạt động hữu hiệu.
* Phương tiện theo dõi như Monitor đa chức năng (theo dõi HA, mạch, N, ETCO2, SPO2, ECG … ) ở những nơi có điều kiện.
* Phương tiện hô hấp:
- Không xâm nhập: râu mũi, Mask, Mask thở oxy có túi dự trữ.
- Xâm nhập: AirWay mũi hầu, AirWay hầu họng, ống nội khí quản đủ cỡ.
* Xe thuốc cấp cứu:
- Ngáng lưỡi, đèn thông khí quản, kèm Magile, ống nội khí quản phù hợp.
- Ambu có túi dự trữ.
- Thuốc cấp cứu – tuần hoàn hô hấp.
- Bộ khai khí quản, Catheter, máy shock tim …
* Phương tiện đặc trưng khác:
- Ống hút, bơm tiêm điện, máy hút lực âm.
2. Công tác tiếp nhận bệnh nhân phải nhanh chóng:
2.1. Đánh giá tình trạng hô hấp:
- Cách thở, kiểu thở, sự thông thoáng của đường thở có xâm nhập hay không xâm nhập dị vật.
- Kiểm soát không khí với dung tích sống đủ.
- Khí trong máu trong giới hạn bình thường (tùy theo độ tuổi bệnh nhân).
2.2. Đánh giá tình trạng tuần hoàn:
- Huyết áp.
- Tần số tim.
- Áp lực tĩnh mạch trung tâm nếu có.
- Quan sát theo dõi băng vết thương và các ống dẫn lưu để theo dõi số lượng dịch, máu mất.
- Quan sát màu sắc của ngón chi để đánh giá sự tưới máu ngoại vi tái nhập đủ không ?
2.3. Đánh giá tổng quát bệnh nhân:
- Nhiệt độ.
- Bụng mềm hay chướng.
- Tất cả các đường truyền phải chắc chắn, không tác nghẽn, Catheter có phù hợp không ? (Đặt lại nếu cần).
- Bầm máu ở vùng da nhiều hay ít.
- Các vết thương và tình trạng hiện tại.
- Tình trạng tri giác của bệnh nhân, đánh giá sự vững chắc của bất động xương gãy nếu có và có đúng cách không ?
- Ghi chép rõ ràng và báo cáo lại bác sỹ điều trị những nhận định ban đầu một cách đầy đủ, toàn diện tình trạng của bệnh nhân một cách có hệ thống từ đầu đến ngón chân để thiết lập kế hoạch chăm sóc cần lượng giá lại và lên kế hoạch chăm sóc lâu dài.
3. Chuyên môn:
3.1. Công tác theo dõi và đánh giá bệnh nhân:
* Đánh giá tình trạng hôn mê qua thang điểm Glasgow:
 
Mắt
- Mở mắt tự nhiên
- Mở mắt do tiếng động (nói lớn)
- Mở mắt do kích thích đau
- Không đáp ứng
6 điểm
3 điểm
2 điểm
1 điểm
Vận động
- Làm theo y lệnh đơn giản
- Đáp ứng chính xác với kích thích đau
- Đáp ứng không chính xác với kích thích đau
- Gồng cứng mất cơ (tay co, chân duỗi)
- Gồng cứng mất não (tay, chân duỗi)
- Không cử động khi động khi bị véo
6 điểm
5 điểm
4 điểm
3 điểm
2 điểm
1 điểm
Lời nói
- Trả lời đúng chính xác
- Nói lẫn hoặc mất định hướng
- Câu nói vô nghĩa
- Ú ớ không thành tiếng
- Không nói
5 điểm
4 điểm
3 điểm
2 điểm
1 điểm
 
 * Chú ý: Nếu bệnh nhân bị câm hay đang đặt nội khí quản, ta hỏi nếu bệnh nhân đáp ứng được bằng mắt (cử chỉ hay hành động) ta đánh giá như trong lời nói.
- Điểm cao nhất: 15 điểm tương ứng với tri giác bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo.
- 13 – 15 điểm: nhẹ.
- 9 – 13 điểm: cần theo dõi.
- Dưới 8 điểm: trầm trọng, cần theo dõi sát.
* Thang điểm theo dõi tưới máu (dấu hiệu 5p’s)
1. Pain: đau.
2. Pulse: mạch (có, yếu, không có).
3. Pallor: tái nhợt.
4. Paresthesia: dị cảm.
5. Paralysis: liệt.
* Đánh giá:
- 2/5 theo dõi.
- 3/5: đánh giá báo cáo bác sỹ.
- 4/5: đe dọa sinh tồn.
3.2. Kỹ thuật:
- Trợ giúp đặt CVP (áp lực tĩnh mạch trung tâm). Theo dõi chăm sóc Catheter.
- Lấy máu động mạch quay.
- Kỹ thuật cài đặt bơm tiêm tự động.
- Kỹ thuật đo điện tâm đồ.
- Định chuẩn máy thở trước khi bác sỹ cho chế độ cài đặt kiểu thở cho bệnh nhân.
- Kỹ thuật đặt nội khí quản, rút nội khí quản.
3.3. Chăm sóc:
- Chăm sóc ống nội khí quản.
- Chống loét.
- Vật lý trị liệu hô hấp.
- Chống thoái hóa cơ, vận động và thuyên tắc sâu ở những bệnh nhân trong giai đoạn ngặt nghèo.
- Vệ sinh thân thể.
 
* BS Đoàn Thành Công
(BV Đa khoa tỉnh Bình Thuận)

Các tin tiếp
Thoát vị đĩa đệm   (23/11/2015)
Dụng cụ diệt ruồi vàng   (18/11/2015)
TÓM TẮT QUY TRÌNH XỬ LÝ CÀNH, QUẢ THANH LONG BỊ BỆNH   (28/10/2015)
SĂN SÓC ĐIỀU DƯỠNG   (26/10/2015)
Sản xuất khung xe đạp bằng tre   (26/9/2015)
Nhận biết và phòng tránh chấn thương sọ não ở trẻ em   (22/9/2015)
Làm thế nào để hạn chế tai biến điều trị xảy ra trong bệnh viện   (8/4/2014)
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm nước lợ thâm canh, bán thâm canh hạn chế dịch bệnh   (28/10/2013)
Hạn chế rụng trái non trên cây ăn trái   (26/9/2013)
Chủ động sản xuất lúa vụ mùa năm 2013   (12/8/2013)
Kỹ thuật sử dụng một số loại phân mới cho sản xuất đậu phụng vụ mùa 2013   (12/8/2013)
Công nghệ xử lý nước nhiễm Asen và kim loại nặng   (15/7/2013)
Lưu ý khi nuôi cá nước ngọt   (12/7/2013)
Nuôi cá thác lác cườm bằng thức ăn công nghiệp   (24/6/2013)
Công nghệ xây dựng mới: Nhanh hơn - rẻ hơn   (28/3/2013)
Tìm kiếm
Liên kết
Mạng thông tin
Thống kê truy cập
Số lượt truy cập :    4833137