Một số mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất kém hiệu quả ở xã vùng cao Đông Tiến.   20/6/2022

Chuyển đổi đất sản xuất kém hiệu quả sang cây trồng khác có hiệu quả hơn theo hướng an toàn nhằm cải thiện đất canh tác đồng thời tạo ra sản phẩm chất lượng hơn, an toàn hơn cho người sử dụng gắn với chuỗi liên kết nhằm mang lại lợi nhuận cao hơn cho hộ dân là hướng đi cần thiết hiện nay.



Xã Đông Tiến là xã thuần đồng bào dân tộc thiểu số của huyện Hàm Thuận Bắc, người dân sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Trong đó có hơn 422 ha sản xuất cây trồng ngắn ngày, lúa nước vụ đông xuân là 50 ha/3 vụ. Theo UBND xã Đông Tiến cho biết: trước đây, người dân trong xã chủ yếu sản xuất các loại cây hoa màu ngắn ngày. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của thời tiết bất thường nên hiệu quả kinh tế không cao. Rõ nhất là cây bắp lai, đây được xem là cây trồng chủ lực của địa phương, tuy nhiên lại thường xuyên mất mùa nên nhiều hộ dân đã chuyển đổi diện tích trồng cây khác có hiệu quả hơn. 

Nhằm hỗ trợ giúp địa phương thực hiện tốt Nghị quyết về chuyển đổi cơ cấu cây trồng có thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số của xã, vụ đông xuân 2020 – 2021, Trung tâm Khuyến nông tỉnh (Hội viên tập thể) đã hỗ trợ cho xã mô hình thâm canh cây đậu bắp hướng anh toàn trên đất kém hiệu quả theo liên kết chuỗi, quy mô 15 ha/20 hộ tham gia và phối hợp với doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm cho nông dân và mô hình thâm canh cây bí hướng an toàn trên đất kém hiệu quả theo liên kết chuỗi, quy mô 0,65 ha/07 hộ tham gia. Kết quả cho thấy, với mô hình thâm canh cây đậu bắp thu lợi nhuận khoản 2.600.000 đồng/sào; với mô hình thâm canh cây bí hướng an toàn, do ảnh hưởng bất lợi của thời tiết, giá cả vật tư tăng cao, mô hình vẫn cho kết quả tốt so với trồng đậu và trồng bắp. 

Từ kết quả các mô hình triển khai cho thấy, các mô hình này phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết tại địa phương. Thời gian tới, Đông Tiến sẽ nhân rộng mô hình ra toàn xã để góp phần tăng thu nhập cho nông dân, góp phần giảm nghèo bền vững cho các hộ dân; đồng thời, hướng dẫn người dân chuyển đổi một số cây trồng trên diện tích đất lúa như cây khổ qua, đậu bắp và rau các loại để vừa tăng thêm thu nhập vừa cải tạo đất bền vững và hạn chế sâu bệnh hại lúa ở vụ sau./.

                                                                                                                                     Tác giả bài viết: Ngô Viết Năng


Các tin tiếp
Nghiệm thu thực địa đề tài “Xây dựng mô hình trồng tre lấy măng kết hợp tưới tiết kiệm nước tại xã Huy Khiêm huyện Tánh Linh”   (1/11/2023)
Mô hình sản xuất đông trùng hạ thảo tại Khu thực nghiệm công nghệ sinh học thuộc Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ KHCN Bình Thuận   (18/10/2023)
Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào khai thác hải sản xa bờ   (27/2/2023)
Khá lên nhờ trồng cau thương phẩm xuất khẩu   (27/2/2023)
Nho hữu cơ trên đất Hồng Liêm cho “quả ngọt”   (27/2/2023)
TP. Phan Thiết: Mô hình trồng nấm mối đen đạt hiệu quả   (17/1/2023)
Một số mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất kém hiệu quả ở xã vùng cao Đông Tiến.   (20/6/2022)
Trồng Cỏ VA06 nuôi bò – Cách Trồng Cỏ VA06 và cỏ Voi   (24/11/2016)
Hội nghị giới thiệu mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất gạch không nung khoáng tổng hợp   (21/11/2016)
Hệ thống tích nước nhỏ giọt phục vụ trong sản xuất nông nghiệp   (29/3/2013)
Tìm kiếm
Liên kết
Mạng thông tin
Thống kê truy cập
Số lượt truy cập :    4844901