Nữ công nhân sáng chế ra “cây bôi keo”   25/9/2013
Chị Hoàng Thị Hảo sử dụng sáng chế “cây bôi keo” trên cao cho cây cao su do mình chế tạo

Trước những khó khăn cũng như nguy hiểm gặp phải trong việc bôi keo máng che mưa cho cây cao su, chị Hoàng Thị Hảo, công nhân Nông trường cao su Tân Lập (Công ty cổ phần Cao su Đồng Phú) đã sáng chế ra sản phẩm “cây bôi keo” trên cao cho cây cao su, giúp tiết kiệm thời gian, công sức, đặc biệt an toàn trong quá trình làm việc. 



Sinh ra trong gia đình nghèo ở huyện Phú Ninh, tỉnh Phú Thọ, năm 1999 chị Hảo vào Bình Phước lập nghiệp với mong muốn có cuộc sống ấm no hơn. Năm 2000, chị Hảo vào làm công nhân cạo mủ tại Nông trường cao su Tân Lập. Với bản tính cần cù, chịu khó, chị luôn hoàn thành kế hoạch, được đồng nghiệp và cấp trên ghi nhận.

Cấu tạo của “cây bôi keo” trên cao gồm: Cây tầm vông, cây gỗ hoặc cây i-nốc chiều dài tùy thuộc vào độ cao của máng che mưa để làm cần, một bộ cụm phanh, một dây phanh và tay phanh xe đạp, một thanh sắt mỏng cỡ 3-5ml, rộng khoảng 1cm, chiều dài 25cm uốn cong làm giá đỡ bình keo.
 
Hiệu quả kinh tế: Tiết kiệm 2/3 thời gian so với dùng thang hoặc ghế, tiện dụng cho mọi lứa tuổi và chiều cao của từng người. Gọn nhẹ, dễ mang vác, sử dụng được lâu dài, không tốn kém, đảm bảo chất lượng máng sau khi bôi keo.

Mỗi năm, cứ đầu và giữa mùa vụ, nông trường tổ chức bôi keo máng che mưa cho cây cao su. Đây là công đoạn khó khăn, mất nhiều thời gian và nguy hiểm. Thông thường muốn bôi được keo máng che mưa, công nhân phải dùng thang hoặc ghế cao mới bôi được, trời mưa rất dễ trượt ngã. Từ trăn trở đó, chị nghĩ ra sáng kiến “cây bôi keo” trên cao cho cây cao su. “Hằng năm cứ đến công đoạn bôi keo, thấy anh em công nhân làm việc cực và nguy hiểm, nhớ lại chiếc xe đạp mà khi bóp thắng ép hai má phanh vào bánh làm cho xe đi chậm lại, tôi đã thử sử dụng. Dùng một cây tầm vông hoặc cây gỗ để làm cần, tạo một giá đỡ để đặt bình keo vào, khi bóp tay phanh vừa đủ ép hai má phanh lại làm cho bình keo tự động chảy ra. Sau khi dùng thử, tôi thấy rất hiệu quả”, chị Hảo chia sẻ.
Ông Phạm Văn Quảng, Tổ trưởng tổ 6 cho biết: Sáng kiến “cây bôi keo” trên cao cho cây cao su của chị Hảo có nhiều tiện ích. Trước đây, một lô cao su để hoàn thành công đoạn bôi keo cho máng che mưa phải mất 3 giờ, nhưng với dụng cụ này đã rút ngắn chỉ còn hơn 1 giờ. Đặc biệt là đảm bảo an toàn lao động cho công nhân. Trước đây có rất nhiều công nhân bị ngã, nhưng với sản phẩm này chỉ cần đứng dưới đất là thực hiện được và rất an toàn. Ngoài ra các bộ phận cấu tạo nên nó đơn giản, chi phí sản xuất rẻ. Hy vọng sáng kiến của chị Hảo sẽ được nhân rộng ra toàn ngành cao su, để công nhân đỡ vất vả, đảm bảo an toàn trong lao động và hiệu quả công việc.  

 

Theo khoahocphothong.com.vn


Các tin tiếp
Giá sạch từ công nghệ của nhà khoa học trẻ   (23/6/2015)
Học sinh sáng tạo thành công mô hình “máy phát và tích điện bằng ắc quy”   (12/3/2015)
Sáng tạo của nông dân: Một kiểu tưới gốc tiết kiệm, hiệu quả   (13/2/2015)
“Cây sáng chế” 9X   (13/2/2015)
"Cậu bé vàng" của những sáng chế   (27/1/2015)
Nữ công nhân sáng chế ra “cây bôi keo”   (25/9/2013)
Nguyễn Văn Hai: Khi nông dân trở thành nhà sáng chế   (19/8/2013)
Nuôi lươn không cần bùn   (2/7/2013)
Cậu học trò lớp 9 giành giải sáng tạo trẻ quốc tế   (23/5/2013)
Giải pháp hữu ích trong giáo dục đạo đức Học sinh cuối cấp bằng Lễ “Trưởng thành – Tri ân” và “Sinh nhật Tuổi 18”   (29/3/2013)
Có thể uống nước thải ở Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam   (28/3/2013)
Tìm kiếm
Liên kết
Mạng thông tin
Thống kê truy cập
Số lượt truy cập :    4836458