KỸ THUẬT ÚM GÀ CON VÀ CHĂM SÓC GÀ CON GIAI ĐOẠN TỪ 1 – 28 NGÀY TUỔI   23/11/2016
Trước khi nuôi gà con cần phải nắm bắt được các thông tin về nguồn gốc đàn gà, uy tín của trại giống và nắm vững đặc tính năng suất của đàn gà sắp nuôi; đồng thời phải chuẩn bị chuồng trại đạt tiêu chuẩn.


Tuy nhiên không phải hộ chăn nuôi nào cũng nắm rõ được các yêu cầu và kiến thức của việc này. Thông qua thông tin tư vấn dưới đây của chuyên gia Công ty cổ phần GreenFeed Việt Nam, hy vọng các hộ chăn nuôi có thêm kinh nghiệm để có đàn gà mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Úm gà con là một trong những khâu rất quan trọng và cần thiết trong quá trình chăn nuôi gà, nó quyết định đến năng suất, chất lượng đàn gà sau này. Nếu để gà con mới nở trong những tuần đầu thiếu nhiệt, gà sẽ yếu dần, tỷ lệ chết cao.

Chuẩn bị tấm quây hoặc lồng úm gà con.

Rửa sạch nền chuồng, sát trùng bằng formol 2% hoặc Crezin, Hanlamid. Dùng cót cao 45cm làm tấm quây với đường kính vòng quây khoảng 2 – 4m tuỳ theo số lượng gà định úm: Nền chuồng có lớp độn chuồng bằng trấu dày 10-15cm. Trong chuồng có máng ăn, máng uống nước và đèn sưởi.

Mật độ chuồng nuôi: Sau khi gà con nở được 18 – 24 giờ (đủ thời gian để gà con khô lông), chọn những gà con đạt tiêu chuẩn như: Khỏe mạnh, nhanh nhẹn, lông bông tơi xốp, không bị dị tật.

Mật độ chuồng nuôi thích hợp theo tuần tuổi như sau: 

 Tuần tuổi

Mật độ trung bình (con/m2)

Mật độ tối thiểu

Mật độ tối đa

1

30 – 35

30 – 45

2

20 – 25

25 – 30

3

15 – 20

20 – 25

4

12 – 15

15 – 20

Tuỳ theo mùa vụ và hiện trạng đàn gà mà điều chỉnh nhiệt sưởi cho thích hợp, gà từ 22 – 28 ngày tuổi nhiệt độ điều chỉnh theo độ mọc lông. Nếu gà tụm lại xung quanh nguồn nhiệt, kêu chiếp chiếp không ăn là thiếu nhiệt. Gà tản xa nguồn nhiệt, há miệng thở là thừa nhiệt. Gà đi lại nhanh nhẹn ăn uống bình thường là nhiệt thích hợp. Nếu gà tụm lại một góc thì phải quan sát có gió lùa hay không. (nên sử dụng bóng đèn hồng ngoại ngoài việc sưởi ấm còn có tác dụng phòng bệnh cho gà).

Nhiệt độ sưởi thích hợp cho gà. 

Ngày tuổi

Quây úm

Chuồng sưởi ấm nhiệt độ chuồng (0C)

Nhiệt độ nguồn sưởi (0C)

Nhiệt độ trong quây (0C)

1 – 3

38

28 – 29

31 – 33

4 – 7

35

28

31 – 32

8 – 14

32

28

29 – 31

15 – 21

29

28

28 – 29

22 – 28

29

25 – 28

23 – 28

Thời gian chiếu sáng và cường độ ánh sáng rất quan trọng đối với gà con. Nếu sử dụng được nguồn chiếu sáng sẽ có tác dụng làm tăng đòi hỏi về thức ăn, kích thích cơ thể phát triển mà không làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn. Người ta thường dùng bóng đèn treo ở dọc chuồng cách nền chuồng 2,5m với cường độ chiếu sáng (w/mchuồng) như sau:

Thời gian chiếu sáng và cường độ ánh sáng chiếu cho gà: 

Ngày tuổi

Thời gian chiếu sáng hàng ngày (giờ)

Cường độ chiếu sáng (W/m2)

1 – 2

22

5

3 – 4

20

5

5 – 7

17

5

8 – 10

14

3

11 – 13

11

3

14 – 28

8

2

Chăm sóc gà con:

Khi gà mới nhập về (1 ngày tuổi) bổ sung nước uống, đường Gluco, Permasol 500, Vitamin C như sau:

50g đường Gluco, 1g Permasol, 1g VitaminC hòa với 1 lít nước cho gà uống để tăng sức đề kháng, nếu sức đề kháng kém khả năng chống chịu bệnh tật kém, sau 2 giờ thu máng uống, rửa sạch

Sau 2 – 3 giờ đổ thức ăn cho gà con chú ý nên chọn loại cám được chế biến với khả năng tiêu hóa thức ăn của gà con lúc này, không nên đổ thức ăn dày quá bởi vì gà con vừa ăn vừa bới.

7 ngày tuổi nhỏ chủng đậu và nhỏ Lasota cho gà.

14 ngày tuổi chộn kháng sinh Neomycin 1g/1kg thức ăn.

21 ngày tuổi hết sức chú ý các yếu tố như: Nhiệt độ, môi trường, thức ăn ảnh hưởng đến sự phát triển của đàn gà, chất lượng đàn gà, mọi vận dụng như máng ăn, máng uống phải giữ gìn vệ sinh, rửa sạch khi cho thức ăn mới, lượng thức ăn vừa đủ, tránh để thức ăn lâu ôi thiu kém chất lượng.

24 ngày tuổi nhỏ Lasota lần 2 để đàn gà phát triển mạnh.

Chú ý: 1 ngày cho ăn từ 3 – 4 lần.

             Thức ăn đảo đều.

              Độ dày thức ăn vào máng 0,5 – 1 cm.

Theo nong-dan.com


Các tin tiếp
Tập huấn trực tuyến “Ứng dụng quy trình kỹ thuật trồng cây bụp giấm theo tiêu chuẩn GACP-WHO, hướng sản xuất dược liệu, thực phẩm chức năng tại tỉnh Bình Thuận”   (2/12/2021)
Tập huấn trực tuyến “Kỹ thuật canh tác nông nghiệp hữu cơ nâng cao giá trị sản phẩm, an toàn sức khỏe”   (19/11/2021)
Tập huấn trực tuyến “Chăm sóc sức khỏe trong đại dịch Covid -19”   (11/11/2021)
Tập huấn trực tuyến “Mô hình tạo chuỗi sản phẩm nấm, rau mầm, phân hữu cơ từ một nguồn nguyên liệu ban đầu”   (20/10/2021)
Tập huấn trực tuyến “Kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý cho cây thanh long và Giới thiệu giải pháp đạt giải Hội thi “Phương pháp quản lý tổng hợp bệnh đốm nâu trên cây thanh long bằng biện pháp bao trái phối hợp với các biện pháp khác”   (12/10/2021)
Tập huấn phổ biến, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ dự thi Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 16 (2020-2021) cho các tác giả và nhóm tác giả có giải pháp tham gia   (21/9/2021)
Tập huấn phổ biến kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên   (26/10/2020)
Tập huấn “Kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến theo phương pháp SRI thích ứng biến đổi khí hậu”   (13/8/2020)
Kỹ thuật trồng dưa lưới trên giá thể trong nhà màng   (17/12/2019)
Giải pháp hệ thống tưới nước tiết kiệm đa năng hiệu quả cho cây trồng   (22/11/2019)
Phổ biến kiến thức “Kinh nghiệm chăm sóc thanh long trái vụ”   (25/9/2019)
Nguyễn Bùi Anh Kiệt, Gương sáng đam mê sáng tạo   (26/7/2019)
Cấm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chứa Trichlorfon và Carbofuran   (26/3/2018)
KỸ THUẬT ÚM GÀ CON VÀ CHĂM SÓC GÀ CON GIAI ĐOẠN TỪ 1 – 28 NGÀY TUỔI   (23/11/2016)
Khai thác mủ trôm bằng máy khoan.   (11/1/2016)
Tìm kiếm
Liên kết
Mạng thông tin
Thống kê truy cập
Số lượt truy cập :    4844724