Sau gần một năm triển khai thực hiện mô hình thâm canh sầu riêng hướng an toàn sinh học đạt chứng nhận VietGap - Liên kết chuỗi (từ tháng 8/2022 đến tháng 6/2023). Sáng ngày 13/6/2023, Trung tâm Khuyến nông tỉnh (Hội viên tập thể) tổ chức hội thảo mô hình thâm canh sầu riêng hướng an toàn sinh học đạt chứng nhận VietGap - Liên kết chuỗi.
Kết quả mô hình cho thấy, mẫu mã trái đẹp, chất lượng đạt an toàn thực phẩm và được cấp chứng nhận VietGAP cho sản phẩm quả tươi theo quyết định chứng nhận (mã số FAO-VG-TT-60-23-08 ngày 31/5/2023 và có hiệu lực đến ngày 30/5/2026); năng suất mô hình bình quân đạt 20 tấn/ha; giá bán đối với Ri6 55.000đ - 62.000đ và Monthon với giá 75.0000đ - 78.000đ, lợi nhuận khoảng 730 triệu đến khoảng 1 tỷ đồng/ha tùy theo loại sầu riêng, đây là mô hình đầu tiên đối với cây sầu riêng được truy xuất nguồn gốc theo mã QR code tại Bình Thuận.
Mô hình được nhà nước hỗ trợ 14 ha/14 hộ, gồm 40% về phân bón, thuốc BVTV; tư vấn chứng nhận VietGAP: hỗ trợ 100% chi phí cho 29 ha/14 hộ và 6.000 tem truy xuất nguồn gốc. Với kết quả đạt được trong thời gian tới mô hình sẽ được đơn vị nhân rộng cho các vùng sầu riêng của tỉnh.
Bình Thuận mặc dù không phải là thủ phủ trồng sầu riêng, nhưng trong những năm gần dây, cây sầu riêng được trồng ở nhiều nơi trong tỉnh, mang lại lợi nhuận tương đối ổn định cho người trồng. Hiện nay, diện tích trồng sầu riêng toàn tỉnh khoảng hơn 2.400 ha, tập trung ở 3 huyện (Hàm Thuận Bắc, Đức Linh và Tánh Linh), huyện Đức Linh có diện tích khoảng 1.500 ha (lớn nhất tỉnh). Trong đó, có 1.800 ha đang trong thời kỳ kinh doanh với năng suất bình quân 10-25 tấn/ha, sản lượng thu hoạch khoảng 40.000 tấn mỗi năm. Toàn tỉnh canh tác trên 10 giống sầu riêng gồm một số giống địa phương như Sáu Hữu, Ri 6 và một số giống của Thái Lan như Monthong, chủ yếu có 3 giống: Monthong, Ri6 và giống sầu riêng chất lượng cao Musaking.
VN |