Trồng dưa hấu thu lãi cao trên vùng đất khô cằn   27/2/2024

Khu vực Đá Bàn thôn Ku Kê, xã Thuận Minh, huyện Hàm Thuận Bắc xưa nay nổi tiếng là vùng đất khô cằn, phần lớn diện tích đất canh tác chỉ sản xuất được 1 - 2 vụ mỗi năm. Thế nhưng dựa vào nhược điểm này, nông dân Trần Văn Quợt ở tổ 8, thôn Dốc Lăng, xã Thuận Minh đã biến thành lợi thế để phát triển mô hình trồng dưa hấu trải bạt mang lại lợi nhuận cao.



Có thâm niên gần chục năm gắn bó với nghề trồng dưa, năm nào cũng vậy, ông Trần Văn Quợt dành 2,4 ha đất ở khu vực Đá Bàn để trồng dưa hấu trải bạt. Ông cho biết, vùng đất này thường xuyên khô hạn, phụ thuộc nhiều vào nước trời nên không phù hợp để canh tác một số loại cây trồng ngắn ngày ưa nước, nhưng ngược lại rất thích hợp trồng dưa hấu, bởi đặc tính cây trồng này không chịu ngập, không cần quá nhiều nước tưới và phát triển mạnh trên vùng đất cát pha, trong khi chất đất tại khu vực Đá Bàn đáp ứng đầy đủ các yếu tố này. Cũng như mọi năm, cuối tháng 10 năm nay, ông Quợt xuống giống dưa hấu trên toàn bộ diện tích trên; giống dưa được ông lựa chọn là dưa hấu Thành Long 266 do Công ty Hạt giống Nam Việt nhân giống; ưu điểm của giống dưa này là sinh trưởng mạnh, thời gian xuống giống đến khi thu hoạch ngắn, kháng sâu bệnh tốt, trái to, dài có màu xanh thẩm, ít hạt và ngọt, trọng lượng bình quân mỗi trái khi thu hoạch đạt từ 4 - 6 kg nên rất được thị trường ưa chuộng...

Để cây dưa hấu phát triển tốt và đạt năng suất cao trên vùng đất khô cằn, ông Quợt vận dụng các quy trình kỹ thuật vào khâu chăm sóc: Như lên luống cao khoảng 50 cm, mặt luống rộng 80 cm, khoảng cách giữa các luống từ 2,5 - 3 m; trên mặt luống phủ bạt nhựa để ngừa cỏ dại và giữ ẩm cho đất, đồng thời gieo hạt giống theo quy cách lỗ cách lỗ 40cm. Trong quá trình chăm sóc, kết hợp bón lót phân chuồng hoặc phân hữu cơ với bón thúc phân hóa học; đối với bón thúc thì chia làm 3 đợt: đợt 1 sau 12 - 15 ngày, đợt 2 sau 20 - 22 ngày và đợt 3 sau 40 ngày kể từ khi xuống giống. Ngoài bón phân, ông thường xuyên theo dõi sâu bệnh hại và cỏ dại bằng các biện pháp thủ công và phun thuốc bảo vệ thực vật. Đồng thời tiến hành tỉa nhánh khi dây dưa trong thời kỳ phát triển để tập trung dưỡng chất vào nuôi trái và hoa. Do sản xuất trên vùng khô hạn, nên nước tưới là yếu tố quan trọng được ông Quợt đặc biệt chú ý, theo đó ông thiết kế hệ thống ống dẫn nước từ tuyến kênh Ku Kê - Phú Sơn vào tích trữ trên các ao cạnh rẫy dưa của gia đình. Từ các ao này ông lắp đặt hệ thống ống tưới tự động phủ đều trên các luống dưa; tùy vào điều kiện thời tiết, số lần tưới và lượng nước tưới trong ngày được ông Quợt điều chỉnh phù hợp với từng giai đoạn phát triển của dưa…

Theo ông Quợt, thời tiết cuối năm nay hanh khô, mưa kết thúc sớm nên nước tưới tại khu vực Đá Bàn không đảm bảo, vào giai đoạn sắp thu hoạch dưa hấu xuất hiện tình trạng cháy lá nên ít nhiều ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng. Đến nay, sau 2 tháng xuống giống ông bắt tay vào thu hoạch 2,4 ha dưa, năng suất bình quân đạt khoảng 28 tấn/ha, giảm hơn 2 tấn so với các vụ dưa trước.

Năng suất giảm nhưng bù lại giá dưa hấu năm nay tăng nên gia đình ông Quợt vẫn thu lãi cao. Hiện tại, giá thương lái thu mua dưa hấu tại vườn của gia đình ông 6.000 đồng/kg, tăng hơn 1.000 đồng so với vụ dưa sản xuất cùng thời điểm ở năm ngoái. Với giá này, cộng năng suất 28 tấn dưa/ ha, ông thu nhập 168 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi gần 90 triệu đồng/ha. Với 2,4 ha dưa hấu cho năng suất 67,2 tấn, ông Quợt thu nhập trên 400 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi hơn 210 triệu đồng.

“Những năm gần đây, xã Thuận Minh luôn chú ý thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhằm nâng cao giá trị canh tác trên một đơn vị diện tích, cải thiện thu nhập cho người dân. Và dưa hấu là một trong những cây trồng được địa phương khuyến khích nông dân nhân rộng, nhất là tại những vùng đất khô cằn, thích hợp với ưu điểm không cần quá nhiều nước của cây dưa. Chỉ tính riêng trong năm nay, toàn xã sản xuất hơn 50 ha dưa hấu, trải đều ở các vụ, nhưng nhiều nhất là trong vụ đông xuân 2023 - 2024 nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn sắp tới. Qua thực tế sản xuất, cây dưa hấu đã khẳng định vai trò thế mạnh khi đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so một số loại cây trồng ngắn ngày khác và nguồn thu nhập đáng kể cho không ít hộ dân. Đặc biệt, với cây dưa hấu, xã Thuận Minh cũng đã khai thác triệt để các diện tích đất canh tác, nhiều vùng đất khô cằn được tận dụng...” - ông Nguyễn Văn Toàn - Chủ tịch Hội Nông dân xã Thuận Minh cho biết.

 

  LINH NGUYỄN (thực hiện)

Theo baobinhthuan.com.vn

 

 


Các tin tiếp
Sản lượng thủy sản 4 tháng đầu năm 2020 ước đạt gần 17 nghìn tấn   (15/5/2020)
Bình Thuận công bố tình huống khẩn cấp do hạn hán cấp độ 2: Nhiều việc cấp bách cần làm để chống hạn   (8/5/2020)
4 tháng đầu năm 2020: Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục được duy trì ổn định   (6/5/2020)
Tình hình Kinh tế - xã hội tháng 4 năm 2020   (6/5/2020)
QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành Ngân hàng (cơ sở dữ liệu) tên đường và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh   (6/5/2020)
Bình Thuận: Ban hành quyết định công bố chỉ số cải cách hành chính (Par index) năm 2019 của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh   (5/5/2020)
Đảm bảo thị trường hoạt động ổn định xuyên suốt thời gian phòng, chống dịch COVID-19   (4/5/2020)
Bình Thuận đạt nhiều kết quả tích cực sau hơn 2 năm thực hiện giải pháp cấp bách chống khai thác IUU   (4/5/2020)
Sẽ sớm có giải pháp phục hồi nền kinh tế   (4/5/2020)
TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI QUÝ I NĂM 2020   (7/4/2020)
TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI NĂM 2019   (7/4/2020)
TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI NĂM 2018 TỈNH BÌNH THUẬN   (7/4/2020)
TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI NĂM 2017 TỈNH BÌNH THUẬN   (7/4/2020)
TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI THÁNG 12 VÀ CẢ NĂM 2016   (7/4/2020)
Bình Thuận thu ngân sách trong Quý I năm 2020 đạt 2.712 tỷ đồng   (6/4/2020)
Tìm kiếm
Liên kết
Mạng thông tin
Thống kê truy cập
Số lượt truy cập :    4851333