TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI NĂM 2017 TỈNH BÌNH THUẬN   7/4/2020
Nhìn chung kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 khá tích cực. Dự ước tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2017 đạt 55.306,4 tỷ đồng; tăng 7,08% so với năm trước. Giá trị tăng thêm nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 6,42%; công nghiệp xây dựng tăng 7,27%; dịch vụ tăng 7,67%...

Năm 2017 các cấp, các ngành trong tỉnh đã tập trung triển khai thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra từ đầu năm nhằm tạo điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh, tăng cường các hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh nên tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn giữ được ổn định và có bước phát triển.

Dự ước tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2017 đạt 55.306,4 tỷ đồng; tăng 7,08% so với năm trước (trong đó tổng giá trị tăng thêm tăng 7,16%). Giá trị tăng thêm nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 6,42%; công nghiệp xây dựng tăng 7,27% (công nghiệp tăng 6,58%, xây dựng tăng 11,14%); dịch vụ tăng 7,67%. Thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm (trừ trợ cấp sản phẩm) tăng 5,83%. Cơ cấu các nhóm ngành trong giá trị gia tăng có sự chuyển dịch: Nhóm nông lâm thuỷ sản chiếm 32,2% (năm trước 32,6%); công nghiệp xây dựng 29,8% (năm trước 30,1%), dịch vụ 38,0% (năm trước chiếm 37,4%). GRDP bình quân đầu người đạt 44,9 triệu đồng (tương đương 1.977 USD).

Kết quả cụ thể trên các lĩnh vực như sau:

I. Nông - Lâm - Thuỷ sản

1. Nông nghiệp

1.1. Trồng trọt:

Vụ đông xuân 2017 thời tiết diễn biến khá thuận lợi. Toàn tỉnh đã thu hoạch cây hàng năm đạt 46.623 ha (tăng 36,7% so với vụ cùng kỳ năm trước); trong đó: lúa 35.023 ha, (tăng 56,4%); năng suất lúa bình quân đạt 62,3 tạ/ha. Sản lượng lương thực đạt 248,4 ngàn tấn (tăng 41,3% so với đông xuân năm trước); trong đó sản lượng lúa đạt 218,3 ngàn tấn (tăng 52,5% so với đông xuân năm trước).

Vụ hè thu 2017 thời tiết thuận lợi, mưa trên diện rộng, các loại cây trồng phát triển tốt. Diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 70.830,5 ha (tăng 6,1% so với vụ cùng kỳ năm trước); trong đó: lúa đạt 44.895 ha (tăng 9,2%); bắp 8.607 ha (giảm 7,8%). Năng suất lúa đạt 57,8 tạ/ha; bắp 59,7 tạ/ha. Sản lượng lương thực đạt 311 ngàn tấn (tăng 8,2% so với vụ hè thu năm trước), trong đó lúa 259,7 ngàn tấn (tăng 12,3%); bắp 51,3 ngàn tấn (giảm 8,6%).

Sản xuất vụ mùa 2017 diễn ra trong điều kiện thời tiết mưa nhiều trên diện rộng nên thuận lợi cho việc gieo trồng lúa và cây ngắn ngày; tuy vậy vào giữa vụ nhiều cơn mưa lớn, gây ngập úng trên một số vùng trên địa bàn huyện Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc và Đức Linh. Sơ bộ diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 89.686 ha (tăng 2,3% so với vụ cùng kỳ năm trước), trong đó lúa đạt 44.269 ha (tăng 10,7%); bắp đạt 5.618 ha (giảm 12%). Dự ước năng suất lúa đạt 54,4 tạ/ha; bắp 55,6 tạ/ha; sản lượng lương thực đạt 271,9 ngàn tấn (tăng 4,3% so với vụ mùa năm trước), trong đó lúa 240,7 ngàn tấn (tăng 7,5%); bắp 31,2 ngàn tấn (giảm 15,4%)

Kết quả sản xuất một số cây hàng năm khác (cả năm) đạt như sau:

- Khoai lang: Diện tích đạt 517,3 ha (giảm 0,1% so với năm trước); sản lượng đạt 3.068 tấn (giảm 2,4% so với năm trước).

- Mỳ: Diện tích đạt 28.193 ha (giảm 9,8% so với năm trước); sản lượng đạt 478 ngàn tấn (giảm 3,4% so với năm trước).

- Rau các loại: Diện tích đạt 8.736 ha (tăng 7,7% so với năm trước); sản lượng đạt 70,5 ngàn tấn (tăng 9,2% so với năm trước).

- Đậu các loại: Diện tích đạt 11.820 ha (giảm 4,3% so với năm trước); sản lượng đạt 8,1 ngàn tấn (giảm 7,1% so với năm trước).

- Đậu phụng: Diện tích đạt 5.222 ha (tăng 24,9% so với năm trước); sản lượng đạt 7.266 tấn (tăng 25,8% so với năm trước).

- Mè: Diện tích đạt 6.091 ha (giảm 7,1% so với năm trước); sản lượng đạt 3.311 tấn (giảm 6,3% so với năm trước).

- Mía: Diện tích đạt 2.241 ha (tăng gấp 2,7 lần so với năm trước); sản lượng đạt 104,7 ngàn tấn (tăng gấp 2,5 lần so với năm trước).

Từ kết quả trên, dự ước năm 2017 diện tích gieo trồng cây hàng năm 207.140 ha, đạt 106,7% KH, tăng 9,8% so với năm trước; trong đó cây lương thực đạt 142.436 ha, đạt 107,9% KH, tăng 15,4% so với năm trước (trong đó lúa 124.188 ha, đạt 112,9% KH, tăng 20% so với năm trước). Sản lượng lương thực năm 2017 ước đạt 831,4 ngàn tấn, đạt 106,3% KH, tăng 14,8% so với năm trước (trong đó lúa 718,7 ngàn tấn, đạt 112,1% KH, tăng 20,1% so với năm trước); bắp 112,7 ngàn tấn (giảm 10,4%)

Triển khai thực hiện Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa giai đoạn 2015- 2020 (đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3930/QĐ-UBND ngày 05/12/2014); trong năm đã chuyển đổi 2.236 ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây ngắn ngày khác hiệu quả hơn. Đã duy trì ổn định 50 ha rau an toàn ven đô thị. Một số cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả dự ước diện tích có đến cuối năm và sản lượng thu hoạch trong năm như sau:

- Cao su: Diện tích đạt 42,7 ngàn ha (tăng 1,35% so với năm trước); năng suất sơ bộ đạt 14,9 tạ/ha, sản lượng thu hoạch đạt 51.942,9 tấn (tăng 2,16% so với cùng kỳ). Trong năm 2017 thị trường xuất khẩu cao su có dấu hiệu hồi phục nên người dân tập trung đầu tư chăm sóc và khai thác trở lại; dự báo diện tích cao su sẽ tăng nhẹ trong những năm tới.

- Thanh long: Diện tích đạt 27,757 ngàn ha (tăng 2,7% so với năm trước); năng suất sơ bộ đạt 205,6 tạ/ha (giảm 2,56 tạ/ha so với cùng kỳ), sản lượng thu hoạch đạt 540.252 tấn. Đã đẩy nhanh tiến độ kiểm tra, chứng nhận thanh long đạt tiêu chuẩn VietGAP, tăng cường tái cấp cho các diện tích thanh long hết hiệu lực chứng nhận; ước đến cuối năm, toàn tỉnh có 9.700 ha thanh long được cấp chứng nhận VietGAP (KH năm 2017: 9.700 ha), chiếm 35,1% tổng diện tích thanh long toàn tỉnh.

- Cây điều: Diện tích đạt 17,052 ngàn ha (tăng 0,16% so với năm trước); năng suất đạt 5,9 tạ/ha, sản lượng thu hoạch đạt 9.649,9 tấn (giảm 5,53% so với năm trước).

- Cây tiêu: Diện tích đạt 1.699 ha (tăng 3,21% so với năm trước); năng suất đạt 15,1 tạ/ha, sản lượng thu hoạch đạt 1.806,9 tấn (tăng 0,63% so với năm trước).

Năm 2017 thời tiết thuận lợi hơn, lượng mưa nhiều, lượng nước tích trữ trong các hồ chứa đảm bảo đủ nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt cho nhân dân. Đã tiếp tục theo dõi tình hình mực nước các hồ chứa và khả năng chạy máy phát điện từ thủy điện Đại Ninh và Hàm Thuận - Đa Mi cấp nước về hạ du phục vụ sản xuất và sinh hoạt tại các địa phương: Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Tánh Linh, Đức Linh; đã triển khai công tác tu sửa, nạo vét kênh mương, sửa chữa các ao bàu hoàn thành kịp thời đưa vào sản xuất; chú trọng triển khai công tác đảm bảo an toàn hồ chứa nước thủy lợi trước, trong và sau mùa mưa lũ. Diện tích tưới lúa, hoa màu năm 2017 thuộc hệ thống công trình thủy lợi toàn tỉnh ước đạt 113.926 ha (đạt 97,5% KH); diện tích tưới vụ đông xuân 31.461 ha, vụ hè thu 32.545 ha, vụ mùa 31.820 ha, thanh long và nho 17.658 ha.

1.2. Chăn nuôi:

Trong năm tình hình chăn nuôi tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang hình thức chăn nuôi trang trại, gia trại theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp có kiểm soát an toàn dịch bệnh và môi trường. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 42 dự án chăn nuôi có quy mô lớn đã đi vào hoạt động, góp phần phát triển kinh tế xã hội, khẳng định lợi thế phát triển chăn nuôi của tỉnh và phù hợp với đề án Tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững

Tại thời điểm 01/10/2017, đàn bò có 163.730 con (tăng 0,32% so với cùng kỳ năm trước), đàn lợn 265.612 con (giảm 7%), đàn dê cừu 34.736 con (giảm 3,78%), đàn gia cầm 3.360 ngàn con (tăng 2,26%). Sản lượng thịt hơi xuất chuồng cả năm ước đạt 55 ngàn tấn (giảm 4,8% so với năm trước), trong đó lợn hơi 39 ngàn tấn (giảm 6,8%). Đàn lợn trong năm biến động theo xu hướng giảm do giá thịt lợn giảm xuống mức thấp, người chăn nuôi chịu thua lỗ dẫn đến tình trạng giảm đàn và giảm sản lượng thịt hơi so với năm trước

Đã triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh và cải tạo, nâng cao chất lượng giống gia súc, gia cầm, gắn với tăng cường kiểm soát vệ sinh thú y và quản lý hoạt động kinh doanh, giết mổ; từ đầu năm đến 01/12/2017 đã tổ chức tiêm phòng các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm đạt 10.081 ngàn liều; kiểm dịch đàn heo 1.644 ngàn con; trâu bò 5.537 con; gia cầm 3.453,4 ngàn con. Các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm được chỉ đạo triển khai chặt chẽ; đến nay, toàn tỉnh chưa xảy ra dịch bệnh cúm gia cầm, bệnh tai xanh trên heo; riêng bệnh lở mồm long móng đã xảy ra trên đàn bò của huyện Bắc Bình, ngành chức năng đã khống chế kịp thời nên không lây lan ra diện rộng, không có con chết; các bệnh truyền nhiễm thông thường trên động vật chỉ xảy ra rải rác, không phát triển thành dịch. Đã tăng cường kiểm tra tình hình sử dụng chất cấm trong chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, trong năm không xảy ra tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

2. Lâm nghiệp:

Trồng rừng tập trung trong năm đạt 3.450 ha (đạt 172,5% KH năm), trong đó trồng rừng phòng hộ 282 ha, trồng sản xuất trồng mới 3.168 ha; trồng cây phân tán 400 ha (đạt 100% KH năm); chăm sóc rừng 6.250 ha (đạt 100% KH năm); khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên 5.710 ha (đạt 136% KH năm); thực hiện giao khoán bảo vệ rừng 140.954 ha (đạt 116,4% kế hoạch năm), trong đó giao khoán cho đồng bào thiểu số 86.392 ha, phần lớn diện tích rừng đang được các hộ dân bảo vệ tốt, không có tình trạng chặt phá cây rừng, lấn chiếm đất rừng làm rẫy xảy ra trong khu vực nhận khoán.

Khai thác gỗ đạt 72.634 m³ (giảm 28,7% so với năm trước); khai thác củi 1.139 ster (giảm 79,1% so với năm trước).

Đã tập trung triển khai thực hiện kế hoạch của tỉnh về tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng; tăng cường quản lý, bảo vệ rừng tận gốc, nhất là rừng đầu nguồn, phòng hộ, đặc dụng; chú trọng kiểm tra, truy quét chống phá rừng tại các điểm nóng và vùng giáp ranh với các tỉnh. Từ đầu năm đến 01/12/2017 đã xảy ra 480 vụ vi phạm (trong đó có 12 vụ phá rừng với diện tích là 1,8 ha); số vụ vi phạm đã xử lý là 481 vụ (trong đó xử lý hình sự là 10 vụ); tịch thu 617,8 m³ gỗ các loại; tiền nộp vào ngân sách là 3.791,8 triệu đồng.

Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng được triển khai tích cực, không để thiệt hại lớn; từ đầu năm đến 01/12/2017 toàn tỉnh đã xảy ra 23 trường hợp cháy rừng với diện tích 26,78 ha (giảm 16 trường hợp so cùng kỳ năm trước); các vụ cháy chủ yếu cháy trảng cỏ, cây bụi, lá khô dưới tán rừng được huy động chữa cháy kịp thời nên không gây hại về tài nguyên rừng. Đã thành lập 13 ban chỉ huy Phòng chống cháy rừng (PCCR) huyện, 107 ban chỉ huy PCCR xã, 483 tổ, đội PCCR ở các địa phương; xây dựng 1.306,4 km đường băng cản lửa, 7 chòi canh lửa; trang bị 170 máy móc, 2.851 dụng cụ thủ công, sẵn sàng ứng phó khi có tình huấn cháy khẩn cấp xảy ra.

3. Thuỷ sản:

Trong năm tuy có ảnh hưởng một số cơn áp thấp và bão nhưng tình hình khai thác biển vẫn ổn định. Sản lượng khai thác thuỷ sản năm 2017 ước đạt 212,6 ngàn tấn (tăng 4,2 % so với năm trước); trong đó khai thác biển ước đạt 211,9 ngàn tấn (tăng 4,2% so với năm trước). Đã giải quyết hỗ trợ cho ngư dân khai thác vùng biển xa (theo Quyết định số 48/QĐ-TTg) với số tiền 379,29 tỉ đồng.

Nuôi trồng thủy sản trong năm thuận lợi; giá tiêu thụ khá ổn định nên các hộ nuôi tích cực thả giống. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản trong năm ước đạt 2.902 ha (tăng 17,9% so với năm trước). Sản lượng nuôi thương phẩm năm 2017 ước đạt 13.856,6 tấn (đạt 101,9% KH năm; tăng 18% so với năm trước).

Sản xuất tôm giống tiếp tục phát huy lợi thế, chú trọng triển khai chặt chẽ các biện pháp quản lý chất lượng con giống; sản lượng tôm giống cả năm ước đạt 24,2 tỷ con, đạt 127,4% KH (tăng 10% so với năm trước). Chất lượng các đối tượng thủy sản bố mẹ, thủy sản giống được kiểm dịch tốt.

Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản được tăng cường nhằm ngăn chặn vi phạm trong khai thác và đánh hải sản; đặc biệt, đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai thực hiện Quyết định số 61/2015/QĐ-UBND ngày 11/11/2015 của UBND tỉnh ban hành Quy định về quản lý hoạt động khai thác của nghề lưới kéo (giã cào) trên vùng biển tỉnh Bình Thuận. Hàng năm, từ tháng 4 đến cuối tháng 7 là thời điểm các loài hải đặc sản vào mùa sinh sản; vì vậy, công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nhất là trong mùa sinh sản luôn được tăng cường. Từ ngày 01/4/2017 đến ngày 31/7/2017 tỉnh chỉ đạo cấm tổ chức khai thác các loài hải đặc sản gồm: Sò Lông, Điệp, Dòm Nâu, Bàn Mai, nghêu lụa trên toàn vùng biển Bình Thuận. Trong thời gian cấm khai thác, nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân, tổ chức thu mua, vận chuyển, chế biến và kinh doanh các loài hải đặc sản cấm nêu trên. Trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Trong 11 tháng, toàn tỉnh đã phát hiện và xử lý 680 vụ vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Công tác tổ chức sản xuất trong khai thác theo hình thức tổ đội sản xuất tiếp tục được quan tâm; đã kiện toàn và duy trì hoạt động 241 tổ đoàn kết/2.150 tàu và 05 nghiệp đoàn nghề cá.

Kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại tiếp tục phát triển góp phần đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Toàn tỉnh hiện có 650 mô hình sản xuất nông nghiệp đạt tiêu chí trang trại; có 02 Liên hiệp HTX, 100 HTX đang hoạt động thực hiện hoặc đăng ký, tổ chức lại hoạt động theo Luật HTX 2012; ngoài ra, còn có 700 Tổ hợp tác/14.000 tổ viên đang hoạt động trên các lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản.

Triển khai Chương trình Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh, năm 2017 là năm đầu tiên thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo Bộ tiêu chí mới (Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020). Nhìn chung tình hình thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2017 cơ bản là tốt và khá toàn diện trên các nội dung. Mức sống người dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn có chuyển biến tích cực, người dân đồng tình ủng hộ ngày càng sâu rộng. Kết quả thực hiện bộ tiêu chí không có sự chênh lệch nhiều giữa các địa phương, lũy kế bình quân toàn tỉnh ước đạt 12 tiêu chí/xã (tăng bình quân 1,62 tiêu chí/xã so với đầu năm); trong năm có thêm 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới (vượt 01 xã so với chỉ tiêu giao) nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới lên 44 xã (chiếm 45,83% tổng số xã).

II. Công nghiệp; đầu tư phát triển; đăng ký kinh doanh và xúc tiến đầu tư:

1. Công nghiệp:

Giá trị sản xuất công nghiệp (CN) năm 2017 ước đạt 26.005,2 tỷ đồng (theo giá so sánh 2010), tăng 7,63% so với năm trước; trong đó: CN khai khoáng 638 tỷ đồng (giảm 3,39%); CN chế biến, chế tạo 15.894 tỷ đồng (tăng 8,95%); sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí 9.234,3 tỷ đồng (tăng 6,34%); cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải 238,8 tỷ đồng (tăng 3,75% so với cùng kỳ năm trước).

Dự ước các sản phẩm sản xuất tăng (giảm) so với năm trước như sau: Đá khai thác (đạt 112,5% KH; tăng 2,99% so với năm trước); thủy sản đông lạnh (đạt 115,8% KH, tăng 4,79%); nước mắm (đạt 100,2% KH, tăng 5,51%); thức ăn gia súc (đạt 108,5% KH, tăng 17,42%); nước khoáng (đạt 105,8% KH, tăng 11,24%); quần áo may sẵn (đạt 131,9% KH, tăng 5,84%); gạch các loại (đạt 82,9% KH, tăng 5,3%); nước máy sản xuất (đạt 93,8% KH, tăng 3,81%); điện (đạt 94,7% KH, tăng 5,61%); sơ chế mủ cao su (đạt 103,1% KH, tăng 7,82%); đồ gỗ (đạt 113,2% KH, tăng 11,22%); giày, dép các loại (tăng 16,25%); cát sỏi các loại (đạt 96,5% KH, giảm 1,54%); muối hạt (đạt 77,2% KH, giảm 8,54%); thủy sản khô (đạt 88,9% KH, giảm 1,34%); hạt điều nhân (đạt 77,3% KH, giảm 1,72%).

Nhìn chung sản xuất công nghiệp duy trì tốc độ ổn định; trong đó hầu hết các sản phẩm sản xuất chiếm tỷ trọng cao trong công nghiệp chế biến, chế tạo vượt kế hoạch và tăng khá so với năm trước.

Thu hút đầu tư: Đến ngày 30/11/2017 đã thu hút được 11 dự án vào KCN (trong đó có 03 dự án nước ngoài), diện tích đất thuê 17,6 ha với tổng vốn đầu tư 603,8 tỷ đồng và 9,35 triệu USD; ngoài ra có 03 dự án điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 10,9 triệu USD. So với kế hoạch đề ra, kết quả thu hút đầu tư đạt 234,5% về chỉ tiêu vốn thu hút (1.055/450 tỷ VNĐ, tương đương 46,9/20 triệu USD) và 88,3% chỉ tiêu diện tích đất cho cho thuê.

Đầu tư hạ tầng Cụm công nghiệp (CN) trong năm có sự khởi sắc, đã hoàn thành đầu tư hạ tầng cụm CN Thắng Hải 1, hiện đang kêu gọi các dự án đầu tư thứ cấp; hoàn thành san lấp mặt bằng cụm CN Tân Bình 1, trong đó có khu 10 ha phục vụ di dời các cơ sở chế biến cá cơm, đang xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung và điều chỉnh lại hồ sơ để bổ sung ngành chế biến hải sản; đã tổ chức khởi công Cụm CN Sông Bình (17/4/2017); Cụm CN Nghĩa Hòa cơ bản đã hoàn tất thủ tục, hiện đang chờ UBND tỉnh phê duyệt giá thuê đất hàng năm để làm cơ sở giao thuê đất và cấp phép xây dựng, hiện chủ đầu tư cũng đã tiến hành san ủi, triển khai một số công trình phụ; Cụm CN Phú Long đang tập trung triển khai công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để giao đất cho chủ đầu tư. Đã thống nhất chủ trương lập hồ sơ đầu tư các cụm CN: Lạc Tánh, Mũi Né và thu hồi chủ trương đầu tư cụm CN La Gi do nhà đầu tư không triển khai. Hiện đang triển khai hồ sơ thành lập 02 cụm CN: Lạc Tánh và Mũi Né.

Triển khai các dự án sản xuất công nghiệp (bên ngoài Khu, Cụm công nghiệp): Một số dự án sản xuất công nghiệp có quy mô lớn tiếp tục được các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công. Công ty CP May Nhà Bè – Đức Linh (giai đoạn 1) đã đi vào hoạt động ổn định, tạo việc làm cho khoảng 2.000 lao động. Trong năm đã thu hút 13 dự án công nghiệp với tổng vốn đầu tư 592,64 tỷ đồng và tổng diện tích 123,06 ha, gồm: 05 dự án khai thác cát có tổng công suất 136.750 m3/năm với tổng vốn đầu tư 25,7 tỷ đồng, diện tích mặt đất sử dụng 49,14 ha; 03 dự án khai thác mỏ sét có tổng công suất 75.950 m3/năm với tổng vốn đầu tư 3,62 tỷ đồng, diện tích mặt đất sử dụng 38,96 ha; 02 dự án sản xuất vật liệu không nung có tổng công suất 1.130 triệu viên/năm với tổng vốn đầu tư 472,85 tỷ đồng; 01 dự án sản xuất phân bón có công suất 25.000 tấn/năm, vốn đầu tư 30 tỷ đồng; 01 dự án gia nhiệt trái cây có công suất 7.200 tấn/năm, vốn đầu tư 60 tỷ đồng; 01 dự án đầu tư mở rộng, vốn đầu tư 4,09 tỷ đồng.

Các công trình, dự án điện đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 thi công đạt 98% về tổng tiến độ, trong đó: Tổ máy số 1 đang xử lý hệ thống FGD, sau đó sẽ thử nghiệm đốt than, hòa lưới và hiệu chỉnh tổ máy,… phấn đấu vận hành thương mại ngày 31/3/2018; Tổ máy số 2 bắt đầu phát điện thương phẩm. Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 mở rộng thi công đạt 31% về tổng tiến độ, trong đó: Thiết kế đạt 62%, mua sắm chế tạo đạt 43% và thi công xây lắp đạt 14%. Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 thi công đạt 78% về tổng tiến độ.

Đã trình Bộ Công Thương thẩm định, bổ sung 22 dự án điện mặt trời vào Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2015, có xét đến năm 2020; 07 dự án điện gió vào Quy hoạch phát triển điện gió tỉnh giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030. Từ đầu năm đến nay, đã có 08 dự án điện được chấp thuận chủ trương đầu tư, có tổng công suất 219,28 MW với tổng vốn đăng ký đầu tư 9.425,64 tỷ đồng, gồm: 03 dự án điện mặt trời có tổng công suất 99,98 MW với tổng vốn đăng ký đầu tư 4.012,2 tỷ đồng; 05 dự án điện gió có tổng công suất 119,3 MW với tổng vốn đăng ký đầu tư 5.413,44 tỷ đồng. Ngoài ra, có thêm 02 dự án điện mặt trời được chấp thuận chủ trương về mặt nguyên tắc có tổng công suất 250 MW với tổng vốn đăng ký đầu tư 9.465 tỷ đồng; đầu tư mở rộng nguồn điện diesel Phú Quý có công suất 5 MW với vốn đầu tư 157,58 tỷ đồng.

2. Đầu tư phát triển:

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện từ nguồn vốn ngân sách nhà nước năm 2017 ước đạt 1.381,5 tỷ đồng, đạt 92,5% kế hoạch năm; trong đó: nguồn vốn ngân sách tỉnh là 1.010,2 tỷ đồng (đạt 90,1% kế hoạch năm); nguồn vốn ngân sách huyện là 290,5 tỷ đồng (đạt 99,5% kế họach); nguồn vốn ngân sách xã là 80,7 tỷ đồng (đạt 99,1% kế hoạch năm).

Công tác đầu tư xây dựng cơ bản, giải phóng mặt bằng có nhiều cố gắng. Các công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh được quan tâm đầu tư xây dựng: Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết, Sân bay Phan Thiết, Cảng Tổng hợp Vĩnh Tân.

Dự ước tổng vốn đầu tư phát triển xã hội năm 2017 đạt 20.071 tỷ đồng, tăng 16,1% so với năm trước; trong đó: Vốn nhà nước đạt 2.235,7 tỷ đồng (tăng 6,79% so với năm trước); vốn ngoài nhà nước đạt 16.629,1 tỷ đồng (tăng 13,21% so với cnăm trước); vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 1.206,6 tỷ đồng (tăng gấp 3,2 lần so với năm trước).

3. Đăng ký kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, thu hút, quản lý đầu tư:

Đến ngày 30/11/2017 đã cấp đăng ký mới 652 doanh nghiệp (tăng 29,88% so với năm trước) và 396 chi nhánh, văn phòng đại diện (tăng 11,55%); tổng số vốn đăng ký 15.815 tỷ đồng (tăng 77,1%); giải thể 71 doanh nghiệp (giảm 15,5%); số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động 103 (tăng 1,98%). Đã kiểm tra 24 doanh nghiệp về chấp hành quy định Luật Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; thanh tra công tác cấp giấy phép đăng ký kinh doanh ở cấp huyện (2 huyện); kiểm tra đột xuất 04 doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm qui định; xử phạt vi phạm hành chính 19 doanh nghiệp vi phạm qui định sau đăng ký kinh doanh. Đã yêu cầu 58 doanh nghiệp báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh theo thông báo cơ sở bỏ kinh doanh của cơ quan thuế; thông báo 100 doanh nghiệp vi phạm do không báo cáo theo yêu cầu; ban hành quyết định thu hồi Giấy CNĐKDN của 17 doanh nghiệp, trong đó phần lớn là do bỏ địa chỉ trụ sở chính và không báo cáo theo qui định.

Việc rà soát, tháo gỡ khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp để thúc đẩy tiến độ triển khai của các dự án có nguồn vốn ngoài ngân sách được quan tâm, đã tổ chức rà soát 193 dự án chậm triển khai trên các lĩnh vực du lịch (137), nông lâm (35), công nghiệp (15) và dịch vụ (6); tháo gỡ khó khăn cho 30 dự án khởi công xây dựng, trong đó có 10 dự án đi vào hoạt động, chủ trương thu hồi 32 dự án chậm triển khai không có lý do chính đáng và cho gia hạn tiến độ triển khai 31 dự án (đã ban hành quyết định chấm dứt hoạt động và thu hồi 18 dự án). Đến ngày 30/11/2017 có 158 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư (cấp mới 123 dự án, cấp điều chỉnh 35 dự án, 06 dự án FDI) với tổng vốn đăng ký 49.020 tỷ đồng, diện tích khoảng 2.979 ha. Tổng giá trị giải ngân nguồn vốn ODA ước thực hiện 137 tỷ đồng; tiếp nhận 16 chương trình/dự án, tổng giá trị 669.307 USD, ước giải ngân khoảng 980.000 USD.

Công tác hợp tác đối ngoại, xúc tiến đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nguồn vốn ngoài ngân sách được triển khai tích cực; đã triển khai một số nội dung công việc thu hút, vận động viện trợ cho các chương trình, dự án trên địa bàn tỉnh như: Quy định về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài trên địa bàn tỉnh; danh mục dự án kêu gọi nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài đến năm 2020. Tập trung chỉ đạo cải cách thủ tục hành chính; tổ chức thành công Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2017 tỉnh Bình Thuận; Hội nghị “Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh”, đối thoại doanh nghiệp, nhân dân, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

III. Thương mại, Giá cả; Du lịch; Xuất nhập khẩu; Giao thông vận tải

1. Thương mại, Giá cả:

Tổng mức bán lẻ hàng hoá tháng 12/2017 ước đạt 2.823 tỷ đồng; ước cả năm đạt 30.950 tỷ đồng (tăng 11,37% so với năm trước). Doanh thu dịch vụ tháng 12/2017 ước đạt 1.488 tỷ đồng; cả năm ước đạt 15.637 tỷ đồng (tăng 13,99% so với năm trước).

Trong năm đã thu hút thêm các dự án mới như: Trung tâm thương mại BTTmart Đức Linh với vốn đầu tư 50 tỷ đồng, siêu thị Co.opmart Phan Rí Cửa với vốn đầu tư 25,2 tỷ đồng, Khu thương mại P’Lao Đức Phú với vốn đầu tư 5,5 tỷ đồng, Trạm chiết nạp gas BTTmart với vốn đầu tư 25 tỷ đồng, mở rộng Kho xăng dầu Hòa Phú với vốn đầu tư 300 tỷ đồng, 01 tàu dầu, 01 trạm xăng dầu và 10 cửa hàng xăng dầu với tổng vốn đầu tư 103,3 tỷ đồng.

Các hoạt động xúc tiến thương mại thường niên vẫn được đẩy mạnh triển khai; đã vận động, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hội chợ trong tỉnh và hội chợ, triển lãm tại các tỉnh, thành phố để giới thiệu, quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa. Đã tổ chức 05 phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn trên địa bàn các huyện: Phú Quý (02 phiên), Hàm Thuận Bắc, Đức Linh, Tánh Linh nhằm đưa đến tay người tiêu dùng các sản phẩm nội địa với chất lượng tốt, giá cả hợp lý, góp phần hưởng ứng, thúc đẩy Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” ngày càng đi vào chiều sâu, mang lại hiệu quả thiết thực.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11/2017 so với tháng trước là 100,13% (tăng 0,13% so với tháng trước). Nếu so với tháng 12/2016 (sau 11 tháng) là 102,45% (tăng 2,45%); trong đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 2,06%; đồ uống và thuốc lá tăng 3,14%; may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 3,54%; nhà ở, điện nước và vật liệu xây dựng tăng 5,25%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,08%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 42,22%; giao thông tăng 6,48%; giáo dục tăng 5,01%; văn hóa giải trí và du lịch tăng 1,16%; bưu chính viễn thông giảm 0,47%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 2,73%.

Nếu so với tháng cùng kỳ năm trước (sau 01 năm) thì chỉ số giá tiêu dùng là 102,94% (tăng 2,94%) và tính bình quân 11 tháng năm 2017 thì chỉ số giá tiêu dùng là 103,59% (bình quân 11 tháng năm 2017 tăng 3,59% so với bình quân 11 tháng đầu năm 2016).

Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn Bình Thuận được duy trì thường xuyên. Từ đầu năm đến 15/11/2017 đã kiểm tra 1.621 vụ, phát hiện và xử lý 820 vụ vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính và thu nộp ngân sách Nhà nước 5,869 tỷ đồng và tịch thu một số hàng hóa khác.

2. Du lịch:

Hoạt động du lịch trong năm tiếp tục khởi sắc với các chương trình lễ tết, lễ hội… thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Nhiều hoạt động vui chơi, giải trí, tham quan được triển khai tổ chức thêm so với những năm trước như: Lướt ván buồm, Công viên tượng cát Forgotten Land, mô tô nước, lướt ván diều, mô tô địa hình, khinh khí cầu, sân khấu nhạc nước Làng Chài Phan Thiết.

Lượng khách đến các điểm tham quan và nghỉ dưỡng trong dịp lễ, tết, nghỉ hè khá đông. Dự ước cả năm đạt 5.132,2 ngàn lượt khách (đạt 100,57% kế hoạch năm, tăng 13,68% so với năm trước), khách lưu trú đạt 5.044,3 ngàn lượt (tăng 13,72%) với 8.360,1 ngàn ngày khách (tăng 14,33% so với năm trước); trong đó khách quốc tế đạt 590,6 ngàn lượt (tăng 16,12%) với 1.810,2 ngàn ngày khách (tăng 17,67%). Doanh thu từ du lịch đạt 10.812 tỷ đồng (đạt 100,11% kế hoạch năm, tăng 19,52% so với năm trước).

Khách quốc tế đến Bình Thuận hàng tháng có khoảng 100 -110 nước và khu vực; trong đó du khách Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc đến tham quan du lịch chiếm tỷ trọng cao. Lượng khách Trung Quốc trong 6 tháng cuối năm tăng khá.

Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch duy trì đều. Đến 01/12/2017 toàn tỉnh hiện có 474 cơ sở lưu trú du lịch đang hoạt động kinh doanh với tổng số 14.289 phòng. Đã xếp hạng 238 cơ sở lưu trú với 9.476 phòng, trong đó đạt tiêu chuẩn 5 sao 03 cơ sở với 348 phòng, 4 sao có 28 cơ sở với 3.083 phòng, 3 sao có 19 cơ sở với 1.502 phòng, 2 sao có 34 cơ sở với 1.542 phòng, 1 sao có 42 cơ sở với 961 phòng, nhà nghỉ du lịch có 73 cơ sở với 1.449 phòng, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê có 39 cơ sở với 591 phòng. Chưa xếp hạng có 236 cơ sở với 4.725 phòng. Hiện có 07 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế, 24 doanh nghiệp lữ hành nội địa, 27 chi nhánh văn phòng đại diện, văn phòng du lịch… và có 66 hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch (18 hướng dẫn viên du lịch quốc tế, 24 hướng dẫn viên du lịch nội địa và 24 thuyết minh viên).

3. Xuất nhập khẩu:

Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá năm 2017 ước đạt 384,8 triệu USD, đạt 106,89% kế hoạch năm (tăng 9,88% so với năm trước); trong đó nhóm hàng thuỷ sản 140,467 triệu USD (đạt 103,97% kế hoạch năm, tăng 6,80%), hàng nông sản 14,774 triệu USD (đạt 106,29% kế hoạch năm, tăng 9,54%), hàng hoá khác 229,566 triệu USD (đạt 108,75% kế hoạch năm, tăng 11,88%), trong đó hàng may mặc 150,8 triệu USD (đạt 100,13% kế hoạch năm, tăng 6,22% so với năm trước), giầy dép 41,92 triệu USD ( tăng 15,77% so với năm trước). Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: Cao su 2.862 tấn (tăng 22,8% so với năm trước); quả thanh long 4.349 tấn (giảm 42,9%); hải sản các loại 18.384 tấn (tăng 0,39%).

Xuất khẩu trực tiếp năm 2017 ước đạt 364,92 triệu USD (tăng 10,49% so với năm trước); trong đó:

- Xuất sang thị trường Châu Á đạt 237,3 triệu USD (tăng 11,77% so với năm trước); trong đó: Thị trường Đông Á đạt 215,5 triệu USD (tăng 9,43%), thị trường Đông Nam Á đạt 8,05 triệu USD (tăng 35,84%), thị trường Tây Á đạt 11,3 triệu USD (tăng 47,75%), thị trường Trung Nam Á đạt 2,39 (tăng 35,94% so với năm trước). Tăng chủ yếu ở mặt hàng cao su, giấy, mực đông lạnh, cá các loại đông lạnh, tôm thẻ, quần dài, áo loại khác…

- Xuất sang thị trường Châu Âu đạt 53,65 triệu USD (giảm 4,07% so với năm trước); trong đó: Thị trường Bắc Âu đạt 13,95 triệu USD (tăng 31,22%), thị trường Đông Âu đạt 0,92 triệu USD (giảm 58,55%), thị trường Nam Âu đạt 15,01 triệu USD (giảm 19,16%), thị trường Tây Âu đạt 23,76 triệu USD (giảm 2,98% so với năm trước). Tăng chủ yếu ở mặt hàng tôm đông lạnh, thủy sản đông khác…

- Xuất sang thị trường Châu Mỹ đạt 66,71 triệu USD (tăng 17,59% so với năm trước); trong đó: Thị trường Bắc Mỹ đạt 55,75 triệu USD (tăng 11,67%), thị trường Trung Mỹ đạt 9,86 triệu USD (tăng 54,82%), thị trường Nam Mỹ đạt 1,08 triệu USD (tăng gấp 2 lần so với năm trước). Tăng chủ yếu là mặt hàng giầy dép, đế giầy và gót giầy các loại khác...

Ủy thác xuất khẩu cả năm ước đạt 19,89 triệu USD (giảm 0,16% so với năm trước), tập trung chủ yếu ở nhóm hàng dệt may mặc và mực tươi đông lạnh.

Nhìn chung hoạt động xuất khẩu hàng hoá trong năm 2017 ổn định và duy trì tốc độ tăng trưởng khá. Kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng đều tăng. Nhóm hàng thủy sản tăng 6,80% so với năm trước. Chủ yếu xuất các mặt hàng như tôm thẻ, cá các loại, mực khô… đi các thị trường như Nhật Bản, Anh, Hàn Quốc, Mỹ… Thị trường xuất khẩu tiếp tục giữ ổn định, đơn giá bình quân xuất các mặt hàng thanh long, cao su tăng hơn cùng kỳ năm trước. Mặt hàng quả thanh long xuất được sang 12 thị trường (trong đó thị trường Singapore, Đức, Trung Quốc, Ả rập Thống nhất chiếm tỷ trọng lớn). Hàng may mặc tuy tăng trưởng không cao so với cùng kỳ năm trước (cả năm tăng 6,22%) nhưng vẫn giữ ổn định qua các tháng; hàng giày dép tăng khá (cả năm tăng 18,76% so với năm trước), chủ yếu xuất đi Hàn Quốc, Nhật, Hà Lan, Canada, Ô-xtrây-lia, Ixaraen, Hồng Kông, Mỹ, Singapore.

Xuất khẩu dịch vụ du lịch cả năm ước đạt 206,1 triệu USD, đạt 103,1% kế hoạch năm, tăng 17,5% so với năm trước.

Nhập khẩu cả năm ước đạt 958,5 triệu USD (tăng gấp 2,1 lần so với năm trước).

4. Giao thông vận tải; Thông tin truyền thông

4.1 Giao thông vận tải:

Ước cả năm luân chuyển hàng hoá đường bộ đạt 464,3 triệu tấnkm (tăng 8,2% so với năm trước), luân chuyển hàng hoá đường thủy 1.062 ngàn tấnkm (tăng 3,0%); khối lượng luân chuyển hành khách đường bộ đạt 1.086 triệu lượt ngườikm (tăng 10,2%), đường thuỷ đạt 4.010 ngàn lượt ngườikm (tăng 3,9%).

Công tác tuần tra, kiểm soát được duy trì thường xuyên. Các ngành chức năng đã phối hợp nhau giải tỏa các tụ điểm lấn chiếm lòng lề đường; tăng cường tuần tra, kiểm soát, kiểm tra, xử lý nghiêm tình trạng xe quá khổ, quá tải, các phương tiện chở quá số người quy định, chạy sai lịch trình, hành trình vận tải. Trong năm (từ ngày 16/12/2016 đến ngày 15/11/2017), đã lập biên bản vi phạm 53.956 trường hợp; xử phạt 49.992 trường hợp

4.2 Thông tin truyền thông:

Công tác thông tin tuyên truyền, công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới trong thời gian qua được Báo, Đài và các đơn vị, địa phương quan tâm tổ chức thực hiện; góp phần tuyên truyền mối quan hệ về chính trị, kinh tế, thương mại văn hóa, giáo dục, khoa học, kỹ thuật, du lịch giữa tỉnh Bình Thuận với một số nước thông qua các hoạt động giao lưu trao đổi, vận động viện trợ kinh tế, tài trợ và triển khai các dự án.

Các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin đã phát huy hiệu quả tốt, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, thúc đẩy cải cách hành chính, minh bạch hóa thông tin, phục vụ chỉ đạo điều hành, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn; ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục, y tế được quan tâm chỉ đạo triển khai đồng bộ và đúng hướng phát huy tác dụng tốt.

Hạ tầng bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin tiếp tục được đầu tư nâng cấp, mở rộng với công nghệ hiện đại, chất lượng cao; ước đến cuối năm 2017 tổng số thuê bao điện thoại các loại có 1,814 triệu thuê bao (trong đó có 68 ngàn thuê bao điện thoại cố định); 67,1 ngàn thuê bao Internet. Mật độ thuê bao điện thoại (cố định và di động) đạt 144 thuê bao/100 dân; tỷ lệ người sử dụng internet đạt 45%.

IV. Thu, chi ngân sách; Hoạt động tín dụng

1. Thu, chi ngân sách:

Ước thu ngân sách năm 2017 đạt 9.549,3 tỷ đồng (đạt 119% dự toán năm), tăng 5,2% so với năm trước. Trong đó: Thu nội địa 6.114,5 tỷ đồng (đạt 102,7% dự toán năm), tăng 9,7% so với năm trước; riêng thu thuế, phí đạt 4.835,6 tỷ đồng (đạt 88,6% dự toán năm), giảm 2,2% so với năm trước; thu tiền sử dụng đất 1.278,8 tỷ đồng (đạt 255,7% dự toán năm), tăng 2 lần so với năm trước; thu thuế xuất nhập khẩu 1.647,3 tỷ đồng (đạt 392,2% dự toán năm), giảm 15,7% so với năm trước; thu dầu thô 1.787,5 tỷ đồng (đạt 108,3% dự toán năm), tăng 15,51% so với năm trước.

Tuy kết quả thu ngân sách trên địa bàn vượt dự toán và tăng hơn năm trước; song thu thuế, phí chưa đạt được dự toán đề ra do nguồn thu từ DN có vốn đầu tư nước ngoài hụt thu 518,6 tỷ đồng từ thuế nhà thầu xây dựng trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân (dự toán 1.125,5 tỷ đồng; ước thu 606,9 tỷ đồng) và thuế Bảo vệ môi trường hụt thu 329 tỷ đồng (dự toán 814 tỷ đồng; ước thu 485 tỷ đồng) do Công ty Dương Đông Hòa Phú (kinh doanh xăng dầu) không phát sinh thuế từ đầu năm và do giảm thị phần vì yếu tố cạnh tranh của Sài Gòn Pertro (tổng 2 nguồn thu này khá lớn, chiếm tỷ trọng 35,6% trong dự toán thu thuế phí).

Đã triển khai việc nộp thuế điện tử đến tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn, thực hiện tốt việc hỗ trợ doanh nghiệp mới thành lập kê khai thuế qua mạng, nộp thuế điện tử; thực hiện các biện pháp quản lý nợ theo quy định của Bộ Tài Chính. Đến ngày 10/12/2017 đã thanh - kiểm tra thuế tại 736 doanh nghiệp; truy thu và xử phạt sau thanh - kiểm tra thuế là 20,7 tỷ đồng; điều chỉnh giảm khấu trừ sau thanh - kiểm tra thuế là 28,7 tỷ đồng; điều chỉnh giảm lỗ sau thanh - kiểm tra thuế là 108 tỷ đồng.

Tuy vậy công tác đôn đốc, quản lý nợ đọng thuế vẫn còn một số hạn chế, số thuế nợ còn cao, chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng thu nội địa. Nợ thuế của doanh nghiệp, hộ kinh doanh từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh; nợ thuế ở lĩnh vực xây dựng cơ bản; nợ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản;…còn khá lớn. Các biện pháp cưỡng chế nợ thuế đã triển khai nhưng hiệu quả chưa cao.

Ước chi ngân sách địa phương năm 2017 đạt 7.103,5 tỷ đồng; trong đó chi đầu tư phát triển 2.178,6 tỷ đồng; chi thường xuyên 4.923,3 tỷ đồng. Trong chi ngân sách, đã bám sát theo Nghị quyết HĐND Tỉnh, ưu tiên chi đầu tư phát triển; đảm bảo thanh toán khối lượng công trình trọng điểm, các khoản chi lương, phụ cấp lương, kinh phí chi thường xuyên cho hoạt động bộ máy hành chính, các chính sách an sinh xã hội, các nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh.

2. Hoạt động tín dụng:

Hoạt động tín dụng trên địa bàn ổn định. Đã tập trung thực hiện các giải pháp đẩy mạnh huy động vốn, mở rộng tín dụng an toàn và có hiệu quả, tập trung vào các lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, xuất khẩu; hướng dẫn khách hàng thực hiện hồ sơ vay và đẩy mạnh công tác thẩm định cho vay theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản; tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu.

Đến 30/11/2017, nguồn vốn huy động 29.255 tỷ đồng, tăng 15,13% so với đầu năm. Ước đến 31/12/2017: Vốn huy động đạt 29.603 tỷ đồng, tăng 16,5% so với đầu năm.

Đến 30/11/2017, tổng dư nợ cho vay trên địa bàn đạt 37.626 tỷ đồng, tăng 16,38 % so với đầu năm. Ước đến 31/12/2017, dư nợ đạt 38.797 tỷ đồng, tăng 20% so với đầu năm.

Vốn tín dụng được tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên, trong đó dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt 19.922 tỷ đồng, tăng 25% so với đầu năm (chiếm 53% tổng dư nợ); dư nợ cho vay xuất khẩu đạt 866 tỷ đồng, tăng 3,6% (chiếm 2,3% tổng dư nợ); dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 6.570 tỷ đồng, giảm 12,8% (chiếm 17,5% tổng dư nợ). Dư nợ cho vay các đối tượng chính sách xã hội đạt 2.261 tỷ đồng/126.306 khách hàng.

Thực hiện chính sách tín dụng đối với thủy sản (theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP): Đến 30/11/2017 các tổ chức tín dụng đã tiếp cận 162/183 tàu được UBND tỉnh phê duyệt, đã nhận 131 hồ sơ của khách hàng có nhu cầu vay đóng tàu theo Nghị định 67, trong đó đã ký hợp đồng tín dụng với 109 hồ sơ, đang xử lý 20 hồ sơ, từ chối cho vay 02 hồ sơ. Tổng số tiền cam kết cho vay theo hợp đồng tín dụng là 921 tỷ đồng, đã giải ngân được 777 tỷ đồng, dư nợ là 747,5 tỷ đồng (cho vay đóng mới tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ là 259 tỷ đồng, cho vay đóng mới tàu khai thác hải sản xa bờ là 480 tỷ đồng, cho vay nâng cấp tàu 8,5 tỷ đồng); cho vay vốn lưu động 115 triệu đồng.

Cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch (theo Quyết định 813/QĐ-NHNN và Nghị quyết 30/NQ-CP): Đến 30/11/2017 dư nợ cho đạt 353 tỷ đồng/04 khách hàng phục vụ sản xuất tôm giống, nuôi tôm thịt, mua bò và chăm sóc bò giống, trồng thanh long.

Cho vay hỗ trợ nhà ở: Đến 30/11/2017, dư nợ cho vay hỗ trợ nhà ở là 40.955 triệu đồng/112 khách hàng, trong đó dư nợ cho vay mua nhà ở xã hội là 2.377 triệu đồng/14 khách hàng, dư nợ cho vay để xây dựng mới, cải tạo và sửa chữa nhà ở là 38.548 triệu đồng/98 khách hàng.

Cho vay thu mua lúa gạo xuất khẩu và tiêu dùng trong nước đạt 169,8 tỷ đồng; cho vay hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 đạt 60,5 tỷ đồng.

Cho vay hỗ trợ đổi mới công nghệ, thiết bị đối với các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm lợi thế của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2016-2020 theo QĐ số 16/2017/QĐ-UBND ngày 16/5/2017: Đến 30/11/2017, dư nợ cho vay đạt 32 tỷ đồng/35 khách hàng (lãi suất cho vay từ 7-8,5%/năm).

Hỗ trợ người dân giải quyết các khó khăn cho người dân trên địa bàn: Đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng gặp khó khăn do hạn hán; lũy kể từ khi thực hiện đến cuối tháng 11/2017 dư nợ 35,97 tỷ đồng/107 khách hàng (01 doanh nhiệp và 106 hộ dân), đến 30/11/2017 dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ là 3,2 tỷ/37 khách hàng; cơ cấu lại nợ cho khách hàng gặp khó khăn trong nuôi lợn với dư nợ đạt 2 tỷ đồng; chưa có trường hợp khách hàng nào đề nghị khoanh nợ, xoá nợ.

Các tổ chức tín dụng trên địa bàn tiếp tục tích cực, chủ động triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp xử lý nợ xấu và nâng cao chất lượng tín dụng, tăng cường các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm, thu hồi nợ của khách hàng vay; hạn chế, ngăn ngừa nợ xấu mới phát sinh; cơ cấu lại nợ theo đúng quy định của pháp luật. Đến 30/11/2017, nợ xấu trên địa bàn là 380 tỷ đồng (chiếm 1,01% tổng dư nợ).

Công tác điều hòa tiền mặt, đảm bảo hệ thống thanh toán bù trừ điện tử và thanh toán điện tử liên ngân hàng duy trì ổn định. Mạng lưới ATM, POS hoạt động thông suốt và an toàn. Đến 30/11/2017, trên địa bàn có 155 máy ATM, không thay đổi so với tháng trước và 1.305 máy POS, tăng 12 máy so với tháng trước, hầu hết máy POS được kết nối liên thông giữa các ngân hàng với nhau, góp phần thúc đẩy phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.

V. Các vấn đề xã hội

1. Văn hoá, Thể thao:

Hoạt động văn hóa, thông tin đã tập trung tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, các sự kiện quan trọng, các ngày tết, ngày lễ lớn của đất nước; trọng tâm là các Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương và của tỉnh. … Ước cả năm thực hiện 36 ngàn giờ phát thanh xe loa, phóng thanh; cắt dán 37 ngàn mét băng rôn khẩu hiệu; kẻ vẽ 27 ngàn m2 pa nô; 30 ngàn pa nô dọc, treo 29 ngàn lượt cờ các loại. Hoạt động văn hóa, nghệ thuật quần chúng duy trì đều.

Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Bình Thuậntrong năm đón và phục vụ 3.496 đoàn, với 161.237 lượt người (có 7.539 lượt khách nước ngoài) và phục vụ 152 lễ viếng, báo công, kết nạp Đảng, Đoàn... Bảo tàng tỉnh đón 4.057 lượt khách tham quan, sưu tầm, trao đổi và tiếp nhận 118 hiện vật. Ban Quản lý di tích tháp Pô Sah Inư đón 161.436 lượt (có 34.647 lượt khách quốc tế). Trung tâm Trưng bày Văn hóa Chăm đón 13.900 lượt khách tham quan (có 86 khách quốc tế), sưu tầm, trao đổi và vận động nhân dân hiến tặng 417 hiện vật…

Đã tổ chức các giải thể thao phục vụ các sự kiện chính trị, các ngày Lễ, Tết, tiêu biểu: Giải đua thuyền truyền thống trên sông Cà Ty, giải chạy vượt đồi cát Mũi Né, giải Lướt ván buồm Quốc tế Mũi Né - Fun Cúp; Hội thi Leo núi Tà Cú; giải đua xe đạp toàn quốc Cúp Truyền hình; giải Xe đạp nữ quốc tế Bình Dương mở rộng; giải Vô địch Bóng chuyền bãi biển nam, nữ tỉnh Bình Thuận... Đăng cai tổ chức các giải: Giải Vô địch các Câu lạc bộ Judo toàn quốc; giải xe đạp đường trường trẻ quốc gia; Tour II giải bóng chuyền bãi biển toàn quốc 2017; giải Vô địch Taekwondo các Câu lạc bộ mạnh toàn quốc.

Trong năm đã cử các vận động viên tham gia 47 giải thể thao cấp khu vực, quốc gia, quốc tế và đạt nhiều thành tích như: Đua thuyền rồng vô địch giải quốc tế (tại Malaysia); Bóng rổ; Canoeing; Taekwondo; giải Vô địch Bãi biển thế giới…. Tổng số huy chương đã đạt được 138 (51 HCV, 36 HCB, 51 HCĐ).

2. Giáo dục và Đào tạo:

Tỉnh đã tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, hoàn thành chương trình năm học 2016 – 2017. So với năm học trước đã có sự chuyển biến đáng kể về quy mô phát triển lẫn loại hình giáo dục. Cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng nhiều hơn, trường, lớp được xây dựng kiên cố hoá, từng bước đi đến chuẩn hóa và chất lượng giáo dục học sinh cũng được nâng cao.

2.1 Kết quả năm học 2016-2017, cụ thể như sau:

2.1.1. Giáo dục mầm non

Tổng số trẻ được ăn bán trú: 53.315 cháu (đạt 89,34% kế hoạch, tăng 4,92%) và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. Đã phối hợp chặt chẽ với các cơ sở Y tế để khám sức khỏe định kỳ 2 lần/năm và theo dõi sự phát triển bằng biểu đồ tăng trưởng, theo dõi phòng, chống các bệnh theo mùa, phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì… cho trẻ. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng đều giảm so với đầu năm học: suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: 928/59.671 cháu, tỷ lệ 1,55% (giảm 5,19%), suy dinh dưỡng thể thấp còi: 1.068/59.671 cháu, tỷ lệ 1,78% (giảm 3,78%).

2.1.2. Giáo dục phổ thông

a. Tiểu học:

- Về xếp loại học tập:

+ Môn Toán đạt hoàn thành trở lên chiếm tỷ lệ 99,16% (trong đó hoàn thành tốt chiếm 49,46%; hoàn thành 49,71%).

+ Môn Tiếng Việt hoàn thành trở lên chiếm tỷ lệ 98,88% (trong đó hoàn thành tốt chiếm 41,66%; hoàn thành 57,22%).

b. Trung học cơ sở:

Học sinh đạt học lực khá, giỏi đạt tỷ lệ 55,94%, tăng 0,9% so với năm học trước; học sinh đạt hạnh kiểm khá, tốt đạt tỷ lệ 91,54%, tăng 0,92% so với năm trước.

c. Trung học phổ thông:

Học sinh đạt học lực khá, giỏi đạt tỷ lệ 56,59% tăng 2,59% so với năm học trước; học sinh đạt hạnh kiểm khá, tốt đạt tỷ lệ 92,23%, tăng 1,68% so với năm học trước.

d. Kết quả các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia:

- Kết quả kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh năm học 2016-2017: Toàn tỉnh có 556 học sinh đạt giải; trong đó: 09 giải nhất, 73 giải nhì và 474 giải ba. So với năm học trước tăng 85 giải (giải nhất giảm 06, giải nhì tăng 10 và giải ba tăng 81).

- Kết quả kỳ thi học sinh giỏi lớp 12 cấp tỉnh năm học 2016-2017: Toàn tỉnh có 256 học sinh đạt giải; trong đó: 14 giải nhất, 34 giải nhì và 208 giải ba. So với năm học trước tăng 06 giải (giải nhất tăng 01, giải nhì giảm 01 và giải ba tăng 06 giải).

- Kết quả kỳ thi giải toán trên máy tính cầm tay 2016-2017:

+ Cấp tỉnh: Có 98 học sinh đạt giải; trong đó: 09 giải nhất, 34 giải nhì và 55 giải ba. So với năm học trước tăng 16 giải (giải nhất tăng 01, giải nhì tăng 13 và giải ba tăng 02).

+ Cấp quốc gia: Có 04 học sinh đạt giải; trong đó: 01 nhất, 02 giải ba và 01 giải khuyến khích.

- Kỳ thi Olympic 30/4 các trường chuyên phía Nam năm học 2016-2017: Có 45 học sinh đạt huy chương (25 huy chương vàng, 13 huy chương bạc và 07 huy chương đồng).

- Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia: Có 09 học sinh đạt giải (02 giải ba và 07 giải khuyến khích); so với năm học trước giảm 02 giải ba, tăng 03 giải khuyến khích.

- Trong năm có 01 học sinh trường THPT chuyên Trần Hưng Đạo đạt giải ba trong chung kết cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 17 (ngày 27/8/2017).

e. Kết quả kỳ thi trung học phổ thông quốc gia:

Tỷ lệ thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2017 đạt tỷ lệ 99,67% (tăng 7,45% so với năm trước) và xếp vị trí 15/63 tỉnh, thành trong cả nước; có 15/28 trường THPT đạt tỷ lệ 100%.

Củng cố, duy trì nâng cao chất lượng công tác phổ cập giáo dục:

- 100% số xã, phường, thị trấn; huyện, thị xã, thành phố đảm bảo duy trì chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học – xóa mù chữ.

- 100% số xã, phường, thị trấn; huyện, thị xã, thành phố đảm bảo duy trì chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1.

- Tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí về phổ cập giáo dục trung học cơ sở tại 127 xã và 10 huyện đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn quốc gia.

- 127 xã và 10 huyện đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi (tỉnh Bình Thuận đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo về kiểm tra và có Quyết định công nhận đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi).

Khắc phục tình trạng học sinh bỏ học:

Số lượng học sinh phổ thông bỏ học trong năm học 2016-2017 các cấp là 1.274 em, chiếm tỷ lệ 0,57% (năm học 2015 - 2016, tỷ lệ học sinh bỏ học 0,74%); trong đó:

- Cấp tiểu học: Có 25 học sinh bỏ học, tỷ lệ 0,02% (không tăng, giảm so với năm học trước 0,01%).

- Cấp trung học cơ sở: Có 841 học sinh bỏ học, tỷ lệ 1,11% (giảm 0,39% so với năm học trước).

- Cấp trung học phổ thông: Có 408 học sinh bỏ học, tỷ lệ 1,2% (giảm 0,25% so với năm học trước).

Năm học 2017-2018 toàn tỉnh có 632 trường mầm non và phổ thông (tăng 5 trường so với năm học trước); trong đó có 36 trường tư thục, 195 trường mầm non, 278 trường tiểu học, 130 trường trung học cơ sở và phổ thông cơ sở, 29 trường trung học phổ thông và phổ thông nhiều cấp học. Bình quân 1 xã có: 1,5 trường mầm non; 2,19 trường tiểu học; 1,02 trường THCS; bình quân mỗi huyện có 2,9 trường THPT.

2.2. Kết quả huy động học sinh các cấp học và thực hiện tuyển mới các lớp đầu cấp năm học 2017-2018:

- Mầm non: Số cháu ra lớp đầu năm học 61.459 cháu, trong đó nhà trẻ 6.218 cháu (tăng 620 cháu so với năm trước); mẫu giáo 55.191 cháu (tăng 2.903 cháu), trong đó mẫu giáo 5 tuổi có 25.385 cháu (tăng 3.578 cháu).

- Tiểu học: Số học sinh có mặt đầu năm 111.050 em (tăng 1.104 em so với năm trước).

- Trung học cơ sở: Số học sinh có mặt đầu năm 77.214em (tăng 1.423 em với năm trước).

- Trung học phổ thông: Số học sinh có mặt đầu năm 33.387 em (giảm 327 em so với năm trước).

- Tỷ lệ huy động học sinh các cấp học:

+ Tỷ lệ huy động cháu vào nhà trẻ (0-2 tuổi) đạt 12,2% (vượt 0,2% so KH).

+ Tỷ lệ huy động cháu vào mẫu giáo (3-5 tuổi) đạt 87,12% (vượt 3,12% so KH).

+ Tỷ lệ huy động trẻ 05 tuổi ra lớp mẫu giáo đạt 99,61% (vượt 0,11% so KH).

+ Tỷ lệ huy động học sinh tiểu học đúng độ tuổi ra lớp đạt 99,99% (vượt 0,09% so KH).

+ Tỷ lệ huy động học sinh trung học cơ sở trong độ tuổi 11-14 đạt 90,28% (vượt 2,28% so KH).

+ Tỷ lệ huy động học sinh trung học phổ thông trong độ tuổi 15-17 đạt 49,5% (vượt 0,5% so KH).

- Thực hiện tuyển mới các lớp đầu cấp:

+ Tuyển mới học sinh 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,99% (vượt 0,09% KH).

+ Tuyển mới học sinh vào lớp 6 so với học sinh hoàn thành chương trình lớp 5 đạt 97,5%.

+ Tuyển mới học sinh vào lớp 10 so với học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 75,88%.

Về công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia: Trong năm (tính đến thời điểm ngày 09/12/2017), đã kiểm tra và công nhận 17 trường (09 trường Mầm non; 05 trường Tiểu học; 03 trường Trung học cơ sở) đạt chuẩn quốc gia. Nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia 198 trường (29 trường Mầm non, 101 trường Tiểu học, 55 trường THCS, 13 trường THPT). Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia so với số trường công lập đạt là 33,27% (trong đó trường Mầm non đạt 17,79%, trường Tiểu học đạt 36,59%, trường THCS đạt 42,3%, trường THPT đạt 50%).

3. Y tế:

Tỉnh đã tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; tăng cường ứng dụng các kỹ thuật cao trong chẩn đoán và điều trị. Các chương trình mục tiêu y tế quốc gia cơ bản đạt tiến độ. Các đơn vị y tế dự phòng đã tập trung thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, không để xảy ra bệnh dịch lớn.

Qua 11 tháng, số trường hợp mắc sốt xuất huyết có 1.818 cas, không có trường hợp tử vong. Mắc tay chân miệng có 1.213 cas; mắc sốt rét có 93 cas, không có tử vong. Số bệnh nhân Lao thu dung điều trị có 1.515 bệnh nhân; bệnh nhân Lao phổi AFB(+) phát hiện mới 762 bệnh nhân. Đã phát hiện 4 bệnh nhân phong mới, đang quản lý 474 bệnh nhân.

Công tác phòng chống HIV/AIDS được duy trì đều. Tính đến cuối tháng 11/2017 tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi được tiêm đủ 8 loại vaccine đạt 89%; tỷ lệ phụ nữ có thai tiêm đủ liều UV2+ đạt 90,5%; tỷ lệ phụ nữ 15-35 tuổi tiêm đủ liều UV2+ đạt 89,8%.

Công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm được triển khai tích cực. Đã đẩy mạnh hoạt động thông tin tuyên truyền về bảo đảm an toàn thực phẩm; tăng cường thanh tra, kiểm tra và thực hiện các hoạt động cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Từ đầu năm đến ngày 18/12/2017, toàn tỉnh xảy ra 04 vụ ngộ độc thực phẩm làm 23 người mắc, trong đó có 02 người tử vong.

Công tác khám chữa bệnh phục vụ tốt nhu cầu chăm sóc sức khỏe người dân. Các cơ sở khám chữa bệnh công lập triển khai thực hiện tốt Luật Bảo hiểm y tế, không để xảy ra sai sót chuyên môn gây hậu quả nghiêm trọng; không có công chức, viên chức vi phạm Y đức.

4. Giải quyết việc làm, trợ cấp xã hội; Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

4.1. Giải quyết việc làm, trợ cấp xã hội:

Trong năm đã thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách an sinh xã hội; tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho các đối tượng chính sách; triển khai thực hiện giải quyết việc làm cho người lao động, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Ước tính năm 2017 giải quyết việc làm cho 24.360 lao động (đạt 101,5% kế hoạch năm); cho vay vốn giải quyết việc làm 1.219 lao động (đạt 101,58% kế hoạch năm); đưa 150 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài (đạt 150% kế hoạch năm); tuyển mới và đào tạo nghề cho 11.314 người (đạt 113,1% kế hoạch năm), trong đó đào tạo nghề cho lao động nông thôn là 7.103 người (đạt 101,5% kế hoạch năm) góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo bằng các hình thức đến cuối năm 2017 đạt 61%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề chiếm 23,32%.

Đã vận động đóng góp Quỹ Đền ơn đáp nghĩa được 8,3 tỷ đồng (đạt 138,5% kế hoạch năm); vận động Quỹ Bảo trợ trẻ em 2,170 tỷ đồng (đạt 109% kế hoạch năm). Đã xét duyệt, đề nghị và Chủ tịch nước ban hành Quyết định truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ VNAH cho 104 Bà mẹ; dự kiến đến cuối năm có thêm 25 trường hợp, nâng tổng số lên 129 trường hợp được Chủ tịch Nước ban hành Quyết định truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ VNAH; xét duyệt, hoàn chỉnh 38 hồ sơ đề nghị tặng thưởng Huân chương độc lập cho gia đình có nhiều liệt sỹ.

4.2. Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế:

Đến ngày 30/11/2017 toàn tỉnh có 86.329 người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (đạt 94,40% kế hoạch); tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện 742 người (đạt 69,20% kế hoạch); tham gia bảo hiểm thất nghiệp 77.484 người (đạt 96,30% kế hoạch); tham gia bảo hiểm y tế 926.760 người (tăng 26,5% so với cùng kỳ năm 2016 và tăng 18.808 người so với tháng 10/2017). Dự ước đến cuối năm 2017, tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế so với dân số đạt 76%.

Tỷ lệ nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp chiếm 10,1% so với kế hoạch thu năm 2017 (giảm 2,90% so với năm trước).

Đã giải quyết cho 43.902 lượt người hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (tăng 13,8% so với cùng kỳ năm trước); trong đó: Hưởng chế độ BHXH dài hạn: 1.067 người; trợ cấp BHTN: 6.324 người; trợ cấp BHXH một lần: 6.788 người; các chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức - phục hồi sức khỏe: 29.723 lượt người (tính đến 30/11/2017).

Nhìn chung từ đầu năm đến nay, công tác phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm đã có chuyển biến tích cực; công tác giám định bảo hiểm y tế từng bước đi vào ổn định, thực hiện giám định tập trung theo tỷ lệ trên hệ thống thông tin giám định bước đầu phát huy hiệu quả; giải quyết, chi trả các chế độ BHXH, BHYT, BHTN cho đối tượng thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng quy định, tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia và thụ hưởng; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT chính xác, trả sổ BHXH cho người lao động cơ bản đúng kế hoạch; thực hiện tốt việc chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, BHTN đảm bảo đầy đủ, kịp thời, an toàn.

5. Tai nạn giao thông:

Công tác tuần tra, kiểm soát được duy trì thường xuyên, đã kịp thời xử lý ngăn chặn xe quá tải, quá khổ lưu thông trên các tuyến đường, giải tỏa các tụ điểm lấn chiếm lòng lề đường nhằm đảm bảo tối đa an toàn giao thông.

Tình hình giao thông trong tháng 11/2017 (từ 16/10 đến 15/11/2017):

- Số vụ tai nạn giao thông: 50 vụ (so với tháng trước tăng 6 vụ). So với cùng kỳ năm trước giảm 3 vụ.

- Số người bị thương: 37 người (so với tháng trước giảm 01 người). So với cùng kỳ năm trước giảm 14 người.

- Số người chết: 25 người (so với tháng trước tăng 7 người). So với cùng kỳ năm trước tăng 4 người.

Tính chung 11 tháng năm 2017 (từ 15/12/2016 đến 15/11/2017), toàn tỉnh đã xảy ra 450 vụ tai nạn giao thông (giảm 67 vụ so với cùng kỳ năm trước); gây thương tích 351 người (giảm 107 người); làm chết 208 người (giảm 8 người so với cùng kỳ năm trước).

6. Thiên tai, cháy nổ, vi phạm môi trường:

Tình hình thiên tai, cháy nổ, vi phạm môi trường trong năm 2017 (từ đầu năm đến 19/12/2017) như sau:

- Tình hình thiên tai: Trong năm do ảnh hưởng của các đợt thiên tai đã làm thiệt hại về người: 05 người bị chết và 02 người bị thương. Thiệt hại về công trình phòng chống lụt bão: 1.200 m chiều dài các đoạn kè bị vỡ, bị cuốn trôi. Thiệt hại về công trình thủy lợi: 02 cống bị hư hỏng, 490 mét kênh mương bị sạt lở, 2.500 m3 đất kênh mương bị cuốn trôi. Thiệt hại về công trình giao thông: 07 tàu bị chìm, 11 cầu cống bị phá hủy, 01 cầu cống bị hư hỏng, 250 mét chiều dài đường xe cơ giới bị sạt lở. Thiệt hại về điện và bưu điện: 14 cột điện hạ thế bị đổ. Thiệt hại về sản xuất kinh doanh: 3.012 ha lúa, 161 ha mạ, 5.285 ha hoa màu, 2.058 ha cây ăn quả, 16 ha cây công nghiệp bị ngập gây hư hỏng; có 03 con bò, 10 con lợn, 750 con gia cầm bị chết và 10 ha diện tích nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng. Thiệt hại về công trình văn hóa phúc lợi: 02 phòng học và 02 phòng khám bị hư hỏng. Thiệt hại về nhà ở: 79 nhà bị sập, 62 nhà bị ngập nước, 400 nhà bị sạt lở tốc mái, 166 nhà bị uy hiếp phải di dời. Ngoài ra còn có 11 công trình phụ bị hư hỏng, 10.142 mét bờ biển bị sạt lở, 62 mái vòm của tiểu thương bị tốc mái; ước tổng giá trị thiệt hại 75.656 triệu đồng.

- Cháy nổ: Xảy ra 42 vụ cháy, làm 10 người bị thương; thiệt hại 36,278 tỷ đồng.

- Vi phạm môi trường: Đã phát hiện và xử lý 24 vụ, xử phạt 2,564 tỷ đồng

Nhìn chung kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 khá tích cực. Các chỉ tiêu: sản lượng lương thực, trồng rừng, khai thác thuỷ sản, sản xuất tôm giống, khách du lịch, kim ngạch xuất khẩu đều vượt kế hoạch đề ra. Nổi bật trong sản xuất nông nghiệp là thời tiết sản xuất thuận lợi, nguồn nước luôn được đảm bảo, năng suất lúa khá cao; nuôi trồng và khai thác thuỷ sản đạt kế hoạch và tăng hơn năm trước. Kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng đều vượt kế hoạch năm và tăng khá so với năm trước. Các ngành dịch vụ tăng trưởng khá, nhất là dịch vụ du lịch, thương mại, bưu chính viễn thông,... Phát triển doanh nghiệp được quan tâm, số doanh nghiệp thành lập mới tăng hơn so với năm trước. Hoạt động xúc tiến đầu tư đạt kết quả tích cực, đã tổ chức thành công Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Thuận năm 2017 với quy mô lớn, số lượng dự án đầu tư trực tiếp, số vốn đăng ký khá cao. Các hoạt động văn hóa xã hội; y tế; giáo dục… tiếp tục nhiều chuyển biến tích cực. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Quản lý nhà nước được tăng cường, hiệu lực, hiệu quả quản lý được nâng lên.

So với mục tiêu đề ra cho thấy một số chỉ tiêu KTXH năm 2017 đạt được như sau:

STT

Tên chỉ tiêu

Mục tiêu

Ước thực hiện

Ghi chú

1

Tốc độ tăng GRDP(%)

7,0

7,08

Vượt mục tiêu

2

Sản lượng lương thực (ngàn tấn)

782

831,4

Vượt mục tiêu

3

Sản lượnghải sản(ngàn tấn)

204

212,6

Vượt mục tiêu

4

Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD)

560

590,9

Vượt mục tiêu

 

Trong đó : Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa

360

384,8

Vượt mục tiêu

5

Thu ngân sáchnhà nước(tỷ đồng)

8.025

9.549

Vượt mục tiêu

 

Trong đó: Thu nội địa

5.955

6.114

Vượt mục tiêu

6

Tỷ lệ huy động học sinh tiểu học sinh đúng độ tuổi(%)

99,90

99,99

Vượt mục tiêu

7

Giải quyết việc làm (1000 người)

24

24,36

Đạt mục tiêu

8

Giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới 2016-2020)(%)

1,0-1,2

1,06

Đạt mục tiêu

9

Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (%)

8,7

8,7

Đạt mục tiêu

 

Nguồn: Cục Thống kê Bình Thuận 


Các tin tiếp
Sản lượng thủy sản 4 tháng đầu năm 2020 ước đạt gần 17 nghìn tấn   (15/5/2020)
Bình Thuận công bố tình huống khẩn cấp do hạn hán cấp độ 2: Nhiều việc cấp bách cần làm để chống hạn   (8/5/2020)
4 tháng đầu năm 2020: Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục được duy trì ổn định   (6/5/2020)
Tình hình Kinh tế - xã hội tháng 4 năm 2020   (6/5/2020)
QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành Ngân hàng (cơ sở dữ liệu) tên đường và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh   (6/5/2020)
Bình Thuận: Ban hành quyết định công bố chỉ số cải cách hành chính (Par index) năm 2019 của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh   (5/5/2020)
Đảm bảo thị trường hoạt động ổn định xuyên suốt thời gian phòng, chống dịch COVID-19   (4/5/2020)
Bình Thuận đạt nhiều kết quả tích cực sau hơn 2 năm thực hiện giải pháp cấp bách chống khai thác IUU   (4/5/2020)
Sẽ sớm có giải pháp phục hồi nền kinh tế   (4/5/2020)
TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI QUÝ I NĂM 2020   (7/4/2020)
TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI NĂM 2019   (7/4/2020)
TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI NĂM 2018 TỈNH BÌNH THUẬN   (7/4/2020)
TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI NĂM 2017 TỈNH BÌNH THUẬN   (7/4/2020)
TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI THÁNG 12 VÀ CẢ NĂM 2016   (7/4/2020)
Bình Thuận thu ngân sách trong Quý I năm 2020 đạt 2.712 tỷ đồng   (6/4/2020)
Tìm kiếm
Liên kết
Mạng thông tin
Thống kê truy cập
Số lượt truy cập :    5128359