TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI THÁNG 12 VÀ CẢ NĂM 2016   7/4/2020
Dự ước tổng sản phẩm trong tỉnh năm 2016 tăng 7,42% so với năm trước; trong đó nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 0,17%; công nghiệp xây dựng tăng 7,59% (công nghiệp tăng 7,91%, xây dựng tăng 6,44%); dịch vụ tăng 6,94%, thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm (trừ trợ cấp sản phẩm) tăng 60,8%. Cơ cấu các nhóm ngành trong giá trị gia tăng có sự chuyển dịch: nhóm nông lâm thuỷ sản chiếm 29,3% (năm trước 30,2%); công nghiệp xây dựng 30,4% (năm trước 29,9%), dịch vụ 40,3% (năm trước chiếm 39,9%). GRDP bình quân đầu người đạt 40,3 triệu đồng.

Thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội; năm 2016 bên cạnh những thuận lợi từ dấu hiệu khởi sắc của năm trước, kinh tế trong nước nói chung và của tỉnh nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức bởi diễn biến phức tạp của thời tiết, biến đổi khí hậu, tình trạng hạn hán kéo dài đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp; giá một số mặt hàng nông sản không ổn định và ở mức thấp. Tuy vậy với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các cơ sở kinh tế và nhân dân trong tỉnh nên tình hình kinh tế - xã hội trong tỉnh có một số chuyển biến tích cực.

      Dự ước tổng sản phẩm trong tỉnh năm 2016 tăng 7,42% so với năm trước; trong đó nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 0,17%; công nghiệp xây dựng tăng 7,59% (công nghiệp tăng 7,91%, xây dựng tăng 6,44%); dịch vụ tăng 6,94%, thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm (trừ trợ cấp sản phẩm) tăng 60,8%. Cơ cấu các nhóm ngành trong giá trị gia tăng có sự chuyển dịch: nhóm nông lâm thuỷ sản chiếm 29,3% (năm trước 30,2%); công nghiệp xây dựng 30,4% (năm trước 29,9%), dịch vụ 40,3% (năm trước chiếm 39,9%). GRDP bình quân đầu người đạt 40,3 triệu đồng. Sau đây là kết quả thực hiện ở các ngành và các lĩnh vực:

I. Nông Lâm Thuỷ sản :

1. Nông nghiệp:

Sản xuất vụ đông xuân       

Sản xuất vụ đông xuân 2015-2016 gặp khó khăn do nắng hạn kéo dài. Nhiều địa phương phải cắt giảm diện tích trồng lúa do không đủ nguồn nước tưới. Các cây trồng chủ lực đều giảm diện tích gieo trồng và sản lượng thu hoạch. Sản lượng lương thực giảm khá lớn so với đông xuân năm trước. Diện tích gieo trồng đạt 34.088,2 ha (giảm 26,8% so với vụ cùng kỳ năm trước); trong đó lúa 22.389,4 ha (giảm 34,9%); bắp đạt 4.237,5 ha (giảm 12,1%). Sản lượng lương thực đạt 179,8 ngàn tấn (giảm 29,6% so với đông xuân năm trước), trong đó lúa đạt 146,8 ngàn tấn (giảm 32,5%); bắp đạt 32,6 ngàn tấn (giảm 12,4%)

Nhóm cây rau, đậu gieo trồng ổn định. Diện tích rau các loại đạt 2.367,2 ha (tăng 1%), sản lượng 18.533 tấn (giảm 5,6%); đậu các loại 3.419,3 ha (tăng 12,7%), sản lượng 2.751 tấn (giảm 10,1% so với đông xuân năm trước).

Nhóm cây công nghiệp ngắn ngày: Diện tích trồng đâu phụng đạt 884,1 ha (giảm 17,8%), sản lượng 1.363 tấn (giảm 5,8%); mè 43 ha (tăng gấp 3,5 lần), sản lượng 29 tấn (tăng gấp 2,7 lần); thuốc lá 28 ha (giảm 30%), sản lượng 35 tấn  (giảm 57,7% so với vụ đông xuân năm trước).

Sản xuất vụ hè thu

Do ảnh hưởng hạn hán trong những tháng đầu năm nên tiến độ sản xuất vụ hè thu 2016 bị chậm lại so với các năm trước (các địa phương chờ có mưa, đảm bảo nguồn nước mới tiến hành gieo trồng vì nguồn nước ưu tiên phục vụ cho sinh hoạt). Tuy vậy từ giữa tháng 6/2016 đến cuối vụ, thời tiết diễn biến tương đối thuận lợi, mưa đều trên các vùng.

Diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ hè thu đạt 66.789 ha, đạt 102,9% so với kế hoạch vụ, giảm 2,3% so với vụ cùng kỳ năm trước, trong đó:

+ Cây lương thực: Diện tích gieo trồng cây lương thực vụ hè thu là 50.441 ha, đạt 102,9% kế hoạch vụ, giảm 0,1% so với cùng kỳ năm trước; trong đó cây lúa 41.110 ha, đạt 105,4% kế hoạch vụ, tăng 1,4% so với vụ cùng kỳ; cây bắp 9.334 ha (đạt 93,4% kế hoạch vụ), giảm 10,2% so với vụ cùng kỳ.

 Diện tích lúa tăng là do huyện Tuy Phong đã đưa vào sản xuất 2.306 ha lúa (năm trước không tiến hành xuống giống). Diện tích bắp giảm do nắng hạn kéo dài, lượng nước các công trình thuỷ lợi không đủ phục vụ cho gieo trồng; riêng huyện Tánh Linh, diện tích bắp trồng xen với cao su nay cao su bước vào giai đoạn khép tán nên không thể canh tác.

Các loại giống lúa được sử dụng sản xuất trong vụ Hè Thu này là: ML48, ML214, ML202, TH6, IR59606, IR59656, IR56279, IR62032, OM4900, OM2514, OM2717, OM4218, OM1490, OM 3536, OM 5936… và các giống lúa đã được Bộ Nông nghiệp – PTNT công nhận, phù hợp với điều kiện sản xuất của tỉnh.

Năng suất lúa vụ hè thu đạt 56,3 tạ/ha (tăng 1,0 tạ/ha so với vụ hè thu năm trước); năng suất bắp đạt 60,2 tạ/ha (tăng 2,3 tạ/ha). Sản lượng lương thực vụ hè thu 2016 đạt 287.480 tấn (tăng 1,1% so với hè thu năm trước).

Sản xuất vụ mùa:

Đến 10/12/2016 diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ mùa toàn tỉnh đạt 87.518,3 ha, đạt 107,5% kế hoạch vụ (tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước), trong đó lúa đạt 39.740,6 ha, đạt 104,9% kế hoạch vụ (giảm 0,9%); bắp 6.347,4 ha, đạt 126,9% kế hoạch vụ (tăng 45,7% so với cùng kỳ năm trước).

Các loại cây trồng khác như: lang 156,6 ha (giảm 6,4%); mỳ 31.228,4 ha (tăng 1,2%); rau các loại 2.465 ha (tăng 3,9%); đậu các loại 3.031 ha (giảm 20,7%); đậu phụng 1.669,5 ha (giảm 21,4%); mè 659 ha (tăng 19,2%); mía 808 ha (giảm 20,4% so với cùng kỳ năm trước).

Tiến độ sản xuất vụ mùa 2016 chậm so với năm trước do ảnh hưởng bởi vụ đông xuân và hè thu xuống giống chậm vì thời tiết hạn hán kéo dài.

Dự ước năng suất lúa vụ mùa đạt 56 tạ/ha (tăng 0,6% so với năm trước); năng suất bắp đạt 59,9 tạ/ha (tăng 0,2% so với năm trước). Sản lượng lương thực vụ mùa đạt 260.597 tấn (tăng 4,5% so với vụ mùa năm trước), trong đó lúa đạt 222.549 tấn (giảm 0,3%); bắp đạt 38.048 tấn (tăng 45,9% so với cùng kỳ năm trước).

Từ kết quả trên, dự ước năm 2016 (tính chung 3 vụ), diện tích gieo trồng cây hàng năm ước đạt 188.402,6 ha, đạt 97,9% KH, giảm 7,1% so với năm trước; trong đó nhóm cây lương thực đạt 123.166 ha, đạt 93,3% KH, giảm 8,5% so với năm trước (trong đó lúa 103.246,8 ha, đạt 93,8% KH, giảm 10,3% so với năm trước). Sản lượng lương thực năm 2016 ước đạt 723.829 tấn, đạt 92,8% KH, giảm 8,2% so với năm trước (trong đó lúa 596.981 ha, đạt 93,3% KH, giảm 10,2% so với năm trước).

Phát triển cây lâu năm:

Tổng diện tích cây lâu năm đến cuối năm ước đạt 102.328 ha (tăng 0,8% so với năm trước), trong đó: cây ăn quả đạt 37.643 ha (tăng 1,7% so với năm trước). Dự ước một số cây trồng chính phát triển đến cuối năm như sau:

- Cây Thanh long: Diện tích hiện có 27.031 ha (tăng 3,7% so với năm trước); trong năm trồng mới 938 ha. Phát triển trồng mới năm nay không ồ ạt như những năm trước và tăng chủ yếu ở các địa phương có thế mạnh phát triển cây thanh long, quỹ đất trồng cây lâu năm còn khá nhiều như: Bắc Bình, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân. Sản lượng thu hoạch cả năm ước đạt 518.125 tấn (tăng 10,6% so với năm trước).

- Cây Điều: Diện tích hiện có 17.025 ha (tăng 2,6% so với năm trước); trong năm trồng mới 1.019 ha. Do phần lớn diện tích điều già cổi, diện tích điều cao sản chưa được phát triển nhiều, đa số nông dân trồng điều chỉ áp dụng biện pháp như: bón phân, phun thuốc, làm cỏ, tỉa cành, nhưng chủ yếu theo kinh nghiệm nên hiệu quả không cao; một số nơi nhà vườn chặt bỏ diện tích thay thế cây khác hiệu quả kinh tế hơn. Sản lượng thu hoạch cả năm ước đạt 10.215 tấn (giảm 0,7% so với năm trước).

- Cây Cao su: Diện tích hiện có 42.131 ha (giảm 0,8% so với năm trước) trong năm trồng mới 341 ha. Giá cao su trong năm đứng ở mức thấp. Sản lượng thu hoạch cả năm ước đạt 50.843 tấn (tăng 2,1% so với năm trước).

- Cây Tiêu: Diện tích hiện có 1.647 ha (tăng 1,4% so với năm trước); trong năm trồng mới 93 ha. Giá tiêu trong năm giữ ở mức cao (từ 180 - 200 ngàn đồng/kg). Khả năng trong thời gian tới sẽ tăng thêm diện tích trồng mới. Sản lượng thu hoạch trong năm đạt 1.795 tấn (tăng 2,1% so với năm trước).

*Tình hình sâu bệnh trên các loại cây trồng:

Trong tháng sâu bệnh trên các loại cây trồng xảy ra dưới dạng cục bộ, mật độ thấp, ảnh hưởng không đáng kể đến cây trồng.

+ Cây lúa rầy nâu nhiễm 1.562 ha, mật độ số rầy thấp 1000 -1.500 con/m2, phân bố ở các huyện Tánh Linh, Đức Linh, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Tuy Phong; diện tích lúa nhiễm bệnh đạo ôn lá, cổ bông gây hại trên trà lúa mùa giai đoạn đẻ nhánh của toàn vùng là 2.178 ha; diện tích nhiễm bệnh sâu cuốn lá trong giai đoạn đẻ nhánh 291 ha ở các huyện Đức Linh, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình; bệnh sâu đục thân diện tích nhiễm bệnh 191 ha, ở các huyện La Gi, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Bắc Bình; bệnh vàng lá, cháy bìa lá 860 ha trong giai đoạn làm đòng, đang trổ xuất hiện ở La Gi, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Bắc Bình, Tánh Linh. Các ngành chức năng đã phối hợp với các địa phương khuyến cáo bà con nông dân thăm đồng thường xuyên để phát hiện kịp thời rầy nâu phát sinh trên đồng, nếu mật số >3con/tép sử dụng một trong các loại thuốc đặc trị rầy nâu để phun, tuyệt đối phải tuân theo nguyên tắc 4 đúng và phải luân phiên các loại thuốc.

+ Cây Thanh long: Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, bệnh đốm nâu tiếp tục phát sinh và gây hại trên một số địa bàn, diện tích bị nhiễm bệnh 5.447 ha. Bệnh thối rễ, teo tóp cành Thanh long phát sinh gây hại nặng, diện tích nhiễm bệnh 569 ha. Các ngành chức năng đã phối hợp với các địa phương khuyến cáo nhà vườn sử dụng các loại thuốc đặc trị nấm và tuyến trùng rễ, đồng thời sử dụng thêm các loại chất kích thích sinh trưởng và các loại phân bón có khả năng kích thích ra rễ để phòng và trị bệnh..

+ Cây Điều diện tích nhiễm sâu các loại 228 ha; bệnh thán thư khô bông nhiễm 269 ha, phân bổ ở Hàm Tân, Tánh Linh, La Gi.

Chăn nuôi:  

Chăn nuôi trên địa bàn tỉnh phát triển ổn định, xu hướng chăn nuôi đang có sự chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi với quy mô gia trại, trang trại.

Tại thời điểm 01/12/2016: đàn trâu có 8.989 con (giảm 0,02% so với cùng kỳ năm trước); đàn bò có 163.210 con (giảm 0,17%); đàn heo có 285.637 con (tăng 2,29%); đàn gia cầm có 3.286 ngàn con (tăng 2,8%).

Đàn trâu, bò có xu hướng giảm dần do ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá, phát triển diện tích trồng cây lâu năm, đồng cỏ chăn thả tự nhiên thu hẹp dần. Hiện nay toàn tỉnh có 1 trang trại nuôi bò (ở thị xã La Gi) với qui mô 85 con bò, tổng giá trị thu được 1,6 tỷ/năm. Qua đây cho thấy có thể mở rộng phát triển dần theo khuynh hướng từ tập quán chăn nuôi manh mún, nhỏ lẻ truyền thống sang chăn nuôi có qui mô công nghiệp để đạt được hiệu quả khá hơn.

Đàn heo phát triển ổn định. Trong 6 tháng đầu năm giá heo hơi tăng ở mức cao (47 – 50 ngàn đồng/kg), các đơn vị chăn nuôi trong và ngoài tỉnh đã không ngừng mở rộng tái đàn. Từ giữa tháng 7/2016 đến nay giá heo hơi giảm mạnh (chỉ còn 41 – 42 ngàn đồng/kg), song với mức giá bán này hiện tại sau khi trừ chi phí người chăn nuôi vẫn có lãi. Một số địa phương như: Đức Linh, Hàm Tân đã tiến hành quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung với quy mô ngày càng lớn theo quy mô doanh nghiệp, trang trạ. Hiện nay toàn tỉnh có 11 doanh nghiệp chăn nuôi lợn (tập trung chủ yếu ở Đức Linh và Hàm Tân) với số lượng 41.130 con (chiếm 14,4% trong tổng đàn lợn của toàn tỉnh) và 55 trang trại nằm rải rác ở các huyện với số lượng 64.821 con (chiếm 22,7% trong tổng đàn lợn của toàn tỉnh).

Đàn gia cầm có xu hướng tăng nhẹ do giá tiêu thụ ổn định, dịch bệnh được kiểm soát chặt chẽ. Ngoài các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, toàn tỉnh có 11 trang trại nuôi gà nằm rải rác ở các địa phương trong tỉnh với số lượng 293 ngàn con (chiếm 8,92% tổng số đàn gia cầm của toàn tỉnh) và 2 doanh nghiệp (1 ở Phan Thiết, 1 ở Đức Linh) với số lượng 28 ngàn con (chiếm 0,85% tổng số đàn gia cầm của toàn tỉnh).

Công tác tiêm phòng; kiểm dịch động vật; kiểm soát giết mổ; phúc kiểm sản phẩm động vật được duy trì đều.

2. Lâm nghiệp:

Trồng rừng cả năm ước đạt 4.021 ha (đạt 165% kế hoạch), trong đó rừng phòng hộ 195 ha, rừng sản xuất 1.148 ha, đất ngoài quy hoạch 2.678 ha. Diện tích trồng rừng vượt kế hoạch đề ra do 6 tháng cuối năm mưa nhiều nên các hộ gia đình triển khai trồng rừng tập trung  trên đất rẫy và đất vườn ngoài quy hoạch  lâm nghiệp (trong đó nhiều nhất là trên địa bàn huyện Hàm Tân và Bắc Bình). Cơ cấu cây trồng tập trung chủ yếu là Keo lai, Bạch đàn, Keo lá liềm, Phi lao và Cao su.

Trồng cây phân tán đạt 1.033 ngàn cây (đạt 104,8% kế hoạch), trong đó từ nguồn ngân sách nhà nước (vốn trung ương): 703,2 ngàn cây, từ nguồn vốn tự có của dân: 329,8 ngàn cây. Chăm sóc rừng đạt 5.050 ha (phòng hộ, đặc dụng: 610 ha, sản xuất: 4.440 ha) với các kỹ thuật tác động như trồng dặm, dãy cỏ vun gốc, cày giữa 2 hàng, phát thực bì, cày chống cháy và bón phân. Khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên đạt 5.845 ha (đạt 102% kế hoạch). Giao khoán bảo vệ rừng đến hộ  127.170 ha (đạt 107,4% KH)

Công tác phòng chóng cháy rừng (PCCR) luôn được chú trọng. Đã thành lập 9 ban chỉ huy PCCR huyện, 72 ban chỉ huy PCCR xã, 346 tổ, đội PCCR ở các địa phương; xây dựng 941,3 km đường băng cản lửa, 5 chòi canh lửa; trang bị 163 máy móc thiết bị, 2.005 dụng cụ thủ công, sẵn sàng ứng phó khi có tình huấn cháy khẩn cấp xảy ra. Ngoài ra còn bắt buộc các hộ dân sống trong khu vực có rừng ký cam kết bảo vệ rừng. Trong năm xảy ra 39 vụ cháy rừng với tổng diện tích bị thiệt hại là 79,2 ha. Hầu hết các vụ cháy chỉ là cháy thực bì, trảng cỏ không gây thiệt hại gì đến tài nguyên rừng và đã huy động 966 lượt người chữa cháy. Nguyên nhân các vụ cháy trên chủ yếu do việc sử dụng lửa bất cẩn của người dân khi vào rừng canh tác, săn bắt động vật hoang dã, đốt than và các hoạt động dã ngoại...

Trong năm đã phát hiện 698 vụ vi phạm lâm luật, trong đó; phá rừng trái phép 13 vụ, khai thác gỗ và lâm sản khác 112 vụ, mua bán động vận hoang dã 3 vụ, vi phạm về phòng chống cháy rừng 2 vụ, mua bán vận chuyển lâm sản trái phép 201 vụ, chế biến gỗ và lâm sản khác 31 vụ, vi phạm khác 335 vụ. Đã xử lý 683 vụ (677 vụ vi phạm hành chính và 6 vụ vi phạm hình sự), tịch thu: 8 xe bò, 170 xe máy, 58 phương tiện khác; 736,7 m3 gỗ, tịch thu giá trị lâm sản ngoài gỗ trị giá 81,5 triệu đồng Tổng số tiền phạt, bán tang vật nộp vào ngân sách 6,41 tỷ đồng.

3. Thủy sản:

Nuôi trồng thuỷ sản gặp khó khăn do thời tiết môi trường nuôi không được thuận lợi, tôm nuôi vẫn còn bị một số bệnh chưa có phương pháp điều trị triệt để. Diện tích thuỷ sản đang nuôi 1.077 ha (tăng 4,2% so với năm trước) trong đó: nuôi tôm 466 ha (tăng 5,3% so với năm trước); nuôi cá 611 ha (tăng 3,4%).

Nuôi lồng bè trên địa bàn tỉnh hiện có 181 cơ sở với tổng số lồng bè nuôi là 1.731 lồng (tăng 5,4% so năm trước), tổng thể tích lồng nuôi đạt 107.081 m3 (tăng 0,5%), trong đó:

- Nuôi nước mặn có 91 hộ với 1.284 lồng, tổng thể tích lồng 42.081 m3, chủ yếu là nuôi cá mú ở Tuy Phong, Phú Quý với 1.246 lồng, thể tích 40.713 m3; nuôi tôm hùm ở Tuy Phong có 9 hộ với 38 lồng, thể tích 1368 m3.

- Nuôi lồng bè nước ngọt có 90 cơ sở nuôi với 477 lồng, tổng thể tích lồng 65.000 m3, trong đó có 254 lồng nuôi cá Tầm tại khu vực lòng hồ thuỷ điện Đa Mi (huyện Tánh Linh) với tổng thể tích lồng là 58.000 m3

Sản lượng nuôi trồng cả năm ước đạt 11.738 tấn (giảm 7,2% so với năm trước), trong đó: Tôm nuôi nước lợ 7.159 tấn (giảm 15,5%).

Khai thác thuỷ sản: Đầu tư đóng mới tàu cá tiếp tục phát triển theo hướng nâng cao công suất, gắn với việc giảm tàu thuyền công suất nhỏ. Ngư trường khai thác trong năm nhìn chung khá thuận lợi. Sản lượng khai thác trong năm ước đạt 204 ngàn tấn (tăng 3,2% so với năm trước), trong đó khai thác biển đạt 203,4 ngàn tấn.

Sản xuất giống thuỷ sản: Toàn tỉnh có 131 cơ sở sản xuất giống thủy sản, tập trung chủ yếu tại xã Vĩnh Tân (Tuy Phong). Các cơ sở sản xuất đã tiến hành nâng cấp và mở rộng quy mô, chú trọng công nghệ sản xuất tôm giống sạch, kháng bệnh, chất lượng cao, không sử dụng kháng sinh mà chủ yếu sử dụng các loại men vi sinh. Từ đầu quý 3/2016 đến nay thời tiết thuận lợi, hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ở một số tỉnh phía nam phát triển nên sản xuất giống thuỷ sản cung ứng cho thị trường tăng khá. Ước cả năm các cơ sở kiểm dịch và xuất bán ra thị trường đạt 22.000 triệu post (tăng 2,9% so với năm trước).

Công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản luôn được tăng cường và duy trì đều. Tuy nhiên số vụ vi phạm vẫn chưa có sự chuyển biến tích cực do ý thức trách nhiệm của người dân trong khai thác thuỷ sản biển chưa nhận thức sâu sắc vấn đề bảo vệ tài nguyên biển. Trong năm đã phát hiện 747 vụ vi phạm, tước quyền sử dụng giấy phép khai thác thuỷ sản 51 trường hợp; thu phạt nộp ngân sách 4.907 triệu đồng. Phần lớn là những vi phạm là: Sử dụng lưới có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định; khai thác hải sản nhỏ hơn quy định; giã cào bay trong thời gian cấm và sai vùng quy định.

II. Công nghiệp; Đầu tư phát triển :

1. Công nghiệp:

Tính theo giá so sánh 2010, dự ước giá trị sản xuất công nghiệp năm 2016 đạt 24.348,7 tỷ đồng (tăng 8,8% so với năm trước); trong đó công nghiệp khai khoáng 866,2 tỷ đồng (giảm 20,2%); công nghiệp chế biến chế tạo 14.547,3 tỷ đồng (tăng 3,8%); sản xuất và phân phối điện đạt 8.811,4 tỷ đồng (tăng 22,9%); cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý nước thải, rác thải đạt 123,7 tỷ đồng (tăng 3,1%).

Các sản phẩm sản xuất tăng (giảm) so với năm trước là: khai thác cát xây dựng (giảm 11,9% so với năm trước), đá xây dựng (tăng 3,8%), muối hạt (giảm 16,6%), thủy sản đông lạnh (tăng 2,0%), thủy sản khô (giảm 14,2%), nước mắm (tăng 2,2%), thức ăn gia súc (tăng 16,7%), gạch nung các loại (giảm 15,8%), hàng may mặc (tăng 7,5%), điện sản xuất (tăng 23,2%), nước máy sản xuất (tăng 7,2%), nước khoáng (tăng 14,3%), hạt điều nhân (giảm 10,4%), sơ chế mủ cao su (tăng 21,4%), đồ gỗ và các sản phẩm gỗ (tăng 7,5%)

Kết quả trên cho thấy sản xuất và phân phối điện tăng trưởng khá; công nghiệp chế biến chế tạo và cung cấp nước, hoạt động quản lý, xử lý nước thải, rác thải tăng thấp; công nghiệp khai khoáng giảm khá lớn.

Công nghiệp khai khoáng giảm so với năm trước do các nguyên nhân sau:

- Khai thác muối giảm do giá muối thấp, tiêu thụ khó khăn

- Khai thác quặng gần như không đáng kể do hạn chế việc cấp phép

Hoạt động công nghiệp chế biến nhìn chung ổn định, song tăng trưởng thấp. Tuy các sản phẩm nước khoáng, chế biến thức ăn gia súc tăng trưởng khá, song các sản phẩm thuỷ sản đông lạnh, nước mắm, nước máy, hàng may mặc chỉ đạt được mức tăng trung bình và các sản phẩm thuỷ sản khô, gạch nung, hạt điều nhân giảm khá lớn nên tính chung mức tăng trưởng không cao so với năm trước. Hoạt động tiểu thủ công nghiệp ổn định và tiếp tục thu hút được nhiều sự quan tâm của khách hàng. Công tác khuyến công được duy trì thường xuyên.

Trong năm đã thu hút được 09 dự án vào Khu công nghiệp (trong đó có 04 dự án đầu tư nước ngoài) đồng thời phục hồi hoạt động 01 dự án nước ngoài có tổng vốn đầu tư là 6,05 triệu USD và 86,11 tỷ đồng, tổng diện tích thuê đất tăng thêm 13,5 ha.. Như vậy đến nay các Khu công nghiệp đã thu hút được 60 dự án thứ cấp (trong đó có 20 dự án đầu tư nước ngoài). Hiện có 44 dự án đi vào hoạt động sản (trong đó có 17 dự án có vốn đầu tư nước ngoài). Trong số các dự án đã đi vào hoạt động sản xuất có 36 dự án hoạt động thường xuyên, 8 dự án đang tạm ngừng và hoạt động cầm chừng do gặp khó khăn.  Đã thành lập Cụm công nghiệp Hồng Liêm (Hàm Thuận Bắc) với quy mô diện tích 30 ha với tổng vốn đầu tư dự án là 68.346 triệu đồng nhằm phát triển ngành nghề sản xuất ván nhân tạo FC, sản xuất cát khuôn đúc, sản xuất thủy tinh lỏng và nghiền bột cát; đồng ý chủ trương cho Công ty cổ phần May Xuất khẩu Phan Thiết đầu tư hạ tầng Cụm công nghiệp Phú Long, (tại thị trấn Phú Long, huyện Hàm Thuận Bắc với quy mô diện tích 48.898,6m2 với mục tiêu dự kiến thu hút, bố trí ngành nghề may mặc xuất khẩu…

Đã triển khai xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4, Vĩnh Tân 4 mở rộng; tiếp tục thực hiện các dự án thuỷ điện Sông Luỹ, Đan Sách, Đan Sách 3, điện gió Phú Lạc, Phong điện 1 Bình Thuận (giai đoạn 2). Hoàn thành đường dây 220KV và Trạm biến áp 220/110KV Hàm Tân 250MVA. Đến nay Nhà máy điện gió Phú Lạc giai đoạn 1 có tổng công suất 24MW; sử dụng công nghệ tua-bin gió của hãng Vestas Đan Mạch với 12 trụ điện gió (tổng mức đầu tư gần 1.100 tỷ đồng) đã hoàn thành và hòa vào lưới điện quốc gia, đóng góp dòng năng lượng sạch cho hệ thống điện lưới quốc gia

2. Đầu tư phát triển:

Vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn nhà nước  năm 2016 ước đạt 1.256,3 tỷ đồng (đạt 99% so với kế hoạch năm); trong đó: Vốn ngân sách cấp tỉnh 868,5 tỷ đồng (đạt 97,8% KH năm); Vốn ngân sách cấp huyện 309 tỷ đồng (đạt 104,7% KH năm); Vốn ngân sách cấp xã 78,8 tỷ đồng (đạt 91,6% KH năm).

Dự ước năm 2016 vốn đầu tư phát triển xã hội trên địa bàn đạt 17,1 ngàn tỷ đồng.

Đăng ký kinh doanh

Trong năm 2016 đã tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký và cấp mới cho 555 doanh nghiệp (từ ngày 01/01/2016 đến ngày 14/12/2016); so với  năm trước tăng 39 doanh nghiệp, trong đó đăng ký mới gồm:  165 công ty TNHH 2 TV, 326 công ty TNHH 1 TV, 37 DNTN, 27 Công ty Cổ phần; đăng ký bổ sung: có 85 chi nhánh, 28 VPĐD 257 địa điểm kinh doanh. Tổng vốn đăng ký 5.921 tỷ đồng, tăng gần 50% với năm trước. Tạm ngừng hoạt động 107 doanh nghiệp; tăng 38 doanh nghiệp so với năm trước; Giải thể 89 doanh nghiệp, tăng 14 doanh nghiệp so với năm trước. Các doanh nghiệp giải thể với lý do chủ yếu là kinh doanh không hiệu quả; doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động do khó khăn về tài chính, nhân sự, thị trường hoặc doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động để chuẩn bị thay đổi phương án kinh doanh.

Đã thu hồi Giấy CNĐKDN do vi phạm Luật Doanh nghiệp: 82 doanh nghiệp; thông báo doanh nghiệp vi phạm Luật Doanh nghiệp do không báo cáo: 36 doanh nghiệp; doanh nghiệp bị cảnh báo trên hệ thống (tranh chấp, kiện tụng, ...) 138 doanh nghiệp.

Đăng ký đầu tư, xúc tiến đầu tư, viện trợ

Tình hình thu hút đầu tư:  Trong năm 2016, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận (tính đến 30/11/2016) có 107 dự án được cấp Quyết định chủ trương đầu tư và Quyết định chủ trương đầu tư điều chỉnh (77 dự án được cấp mới và 30 dự án cấp điều chỉnh) với tổng vốn đầu tư đăng ký là 28.314,3 tỷ đồng tăng 04 lần so với cùng kỳ 2015 (28.314,3/7.079,5 tỷ đồng), tổng diện tích 658 ha, cụ thể:

- Cấp mới: Trong năm 2016 (tính đến 30/11/2016), trên địa bàn tỉnh có 77 dự án được cấp Quyết định chủ trương đầu tư/ Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký là: 27.820,2 tỷ đồng, diện tích khỏang 658 ha  gồm:

+ 69 dự án trong nước, với tổng vốn đăng ký 27.769,4 tỷ đồng.

+ 08 dự án có vốn đầu tư nước ngòai (FDI) với tổng vốn đăng ký 50,7 tỷ đồng.

- Cấp điều chỉnh: Trong năm 2016 (tính đến 30/11/2016),  có 30 dự án cấp điều chỉnh; trong đó có 14 dự án cấp điều chỉnh tăng vốn (trong đó có 5 dự án có vốn đầu tư nước ngoài), vốn tổng vốn đầu tư tăng thêm là  394,1 tỷ đồng.

Như vậy, tính đến 30/11/2016, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận có 1.252 dự án đã được UBND tỉnh chấp thuận đầu tư còn hiệu lực, tổng số vốn đăng ký 232.916 tỷ đồng, trong đó có 409 dự án du lịch –dịch vụ du lịch, 60 dự án nuôi trồng thuỷ sản, 167 dự án nông lâm nghiệp, 308 dự án công nghiệp, 133 dự án thương mại dịch vụ, 164 dự án xăng dầu, 11 dự án khu dân cư. (trong đó có 112 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài -FDI với tổng vốn đăng ký 3.687,1 triệu USD).

III. Thương mại, Giá cả, Du lịch, Xuất nhập khẩu, Giao thông vận tải

1. Thương mại, Giá cả :   

Tổng mức bán lẻ hàng hoá tháng 12/2016 ước đạt 2.573 tỷ đồng; cả năm ước đạt 27.792 tỷ đồng (tăng 12,5 % so với năm trước); doanh thu dịch vụ tháng 12/2016 ước đạt 1.323 tỷ đồng; cả năm ước đạt 13.718 tỷ đồng (tăng 13,8% so với năm trước)

Trong năm đã tổ chức nhiều hội chợ triển lãm trong tỉnh; vận động và hỗ trợ các doanh nghiệp trong tỉnh tham gia hội chợ triển lãm tại các tỉnh, thành phố nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa cho các sản phẩm trong tỉnh; tổ chức cho các doanh nghiệp tham gia các gian hàng tại Phiên chợ hàng Việt về các huyện (Phú Quý, Hàm Thuận Bắc, Đức Linh, Tuy Phong).           

       Giá hàng tiêu dùng sau 1 năm tăng 4,14% (so với tháng 12/2015). Trong đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,24%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,64%; may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 4,00%; nhà ở, điện nước và vật liệu xây dựng tăng 10,26%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,55%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 21,07%; giáo dục tăng 10,75%; văn hóa giải trí và du lịch tăng 3,06%; giao thông giảm 1,06%; bưu chính viễn thông giảm 1,04%. Bình quân cả năm tăng 2,70%.

Thực hiện kiểm tra, kiểm soát thị trường, trong tháng đã tiến hành kiểm tra kiểm soát 93 vụ vi phạm phát hiện và xử lý 57 vụ vi phạm; trong đó có 8 vụ vi phạm hàng cấm, 17 vụ vi phạm trong kinh doanh, 2 vụ vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, 30 vụ vi phạm trên các lĩnh vực khác... Đã xử phạt và thu nộp ngân sách nhà nước 290 triệu tỷ đồng. Luỹ kế 11 tháng đã kiểm tra kiểm soát 1.346 vụ vi phạm phát hiện và xử lý 729 vụ vi phạm, đã xử phạt và thu nộp ngân sách nhà nước trên 5,2 tỷ đồng.

2. Du lịch :

Hoạt động du lịch tiếp tục phát triển. Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch được duy trì đều. Đã vận động doanh nghiệp tham gia các Ngày hội, Liên hoan, Hội thi, Hội chợ du lịch, Chương trình xúc tiến du lịch trong và ngoài nước. Tham gia đoàn Tổng cục du lịch - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đi xúc tiến du lịch tại Hội chợ ITB Đức và chương trình xúc tiến du lịch Việt Nam tại thành phố Praha (Cộng hòa Séc); xúc tiến du lịch tại Indonesia, Malaysia và Singapore; vận động doanh nghiệp du lịch tham gia Gian hàng chung Việt Nam tại Hội chợ Travex 2017, Singapore. Phát hành 2.300 tập gấp giới thiệu thông tin du lịch, 920 đĩa phim du lịch (Việt - Anh, Tiếng Anh, Pháp - Nhật - Hàn) ….

Toàn tỉnh hiện có 424 cơ sở lưu trú đang hoạt động kinh doanh với tổng số 13.190 phòng. Đã xếp hạng 225 cơ sở lưu trú với 9.071 phòng (5 sao có 03 cơ sở với 348 phòng, 4 sao có 28 cơ sở với 3.142 phòng, 3 sao có 18 cơ sở với 1.379 phòng, 2 sao có 33 cơ sở với 1.427 phòng, 1 sao có 37 cơ sở với 852 phòng, nhà nghỉ du lịch có 67 cơ sở với 1.332 phòng, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê có 39 cơ sở với 591 phòng); 199 cơ sở lưu trú du lịch chưa xếp hạng với 4.199 phòng. Hoạt động kinh doanh lữ hành có 83 đơn vị, trong đó có 06 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế, 23 doanh nghiệp lữ hành nội địa và 53 chi nhánh văn phòng đại diện của các hãng lữ hành.

Dự ước tháng 12/2016 lượt khách đến đạt 423,3 ngàn lượt khách đến; luỹ kế cả năm có 4.521,8 ngàn lượt khách đến, đạt 102,5% KH, tăng 8,76% so với năm trước (trong đó khách quốc tế đạt 503,8 ngàn lượt khách, đạt 104,9% KH, tăng 11,6% so với năm trước). Số ngày khách lưu trú đạt 7.352,3 ngàn ngày khách, tăng 11,1% so với năm trước (trong đó khách quốc tế đạt 1.523,9 ngàn ngày khách; tăng 15,3% so với năm trước); khách quốc tế đến từ Nga, Trung Quốc chiếm tỷ trọng khá cao; doanh thu du lịch tháng 12/2016 ước đạt 932 tỷ đồng; ước cả năm đạt 9.046 tỷ đồng (tăng 18,4% so với năm trước).

3. Xuất nhập khẩu :

Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tháng 12/2016 ước đạt 37,3 triệu USD; ước cả năm đạt 353 triệu USD, đạt 112,8% KH năm, tăng 6,8% so với năm trước; trong đó nhóm hàng thuỷ sản đạt 134,2 triệu USD, đạt 104,9% KH năm (tăng 9,8%), hàng nông sản đạt 14 triệu USD, đạt 69,9% KH năm (tăng 14,3%), hàng hoá khác 204,8 triệu USD, đạt 124,1% KH năm (tăng 4,5%), trong đó hàng may mặc 143 triệu USD, đạt 119,2% KH năm (tăng 2,1% so với năm trước) với một số mặt hàng: cao su 2.298 tấn; quả thanh long 7.555 tấn; thuỷ sản 18.595 tấn.

Xuất khẩu trực tiếp năm 2016 ước đạt 333,6 triệu USD (tăng 8,2% so với năm trước), trong đó:

       - Xuất sang thị trường Châu Á đạt 214,8 triệu USD (tăng 4,4% so với năm trước). Trong đó: Thị trường Đông Á đạt 199,2 triệu USD (tăng 4,5%); Thị trường Đông Nam Á đạt 5,9 triệu USD (giảm 22,7%); Thị trường Tây Á đạt 8,0 triệu USD (tăng 25,5% so với năm trước). Tăng chủ yếu ở mặt hàng mực đông lạnh, mực bạch tuộc …

       - Xuất sang thị trường Châu Âu đạt 57,6 triệu USD (tăng 33,8% so với năm trước), trong đó: Thị trường Tây Âu đạt 25,69 triệu USD (tăng 43,3%); Thị trường Bắc Âu đạt 10,3 triệu USD (giảm 14,5%); Thị trường Nam Âu đạt 19,4 triệu USD (tăng 52,2% so với năm trước). Tăng chủ yếu ở mặt hàng tôm thẻ, cá, mực tươi, thủy sản khác…và mặt hàng đồ nội thất, giầy dép, đồ gỗ.

- Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Châu Mỹ đạt 56,0 triệu USD (giảm 0,4% so với năm trước). Trong đó thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng lớn (chủ yếu giảm ở mặt hàng các sản phẩm bằng giầy dép, giấy, cá hộp, …).

Ủy thác xuất khẩu đạt 19,4 triệu USD (giảm 11,7% so với năm trước). Tập trung chủ yếu ở nhóm hàng may mặc và gạo.

       Xuất khẩu dịch vụ du lịch tháng 12/2016 ước đạt 18,1 triệu USD; ước cả năm đạt 175,3 triệu USD, đạt 108,2% KH năm, tăng 14,8% so với năm trước. 

Nhập khẩu hàng hoá tháng 12/2016 ước đạt 23,6 triệu USD; ước cả năm đạt 244 triệu USD (tăng 43,1% so với năm trước)

Nhìn chung trong năm xuất khẩu hàng hoá giữ ổn định. Tuy hàng may mặc tăng không cao so với năm trước nhưng trong những tháng cuối năm, mặt hàng thuỷ sản, thanh long, cao su, hạt điều nhân xuất khá hơn những tháng trước đó đã đưa kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tăng. Mặt hàng cao su xuất tăng khá so với năm trước (giá trị xuất và lượng hàng tăng trên 60% so với  năm trước), song giá đứng ở mức thấp trong 10 tháng đầu năm và chưa đạt được kế hoạch năm (giá trị xuất cả năm đạt 40,6% KH; lượng hàng đạt 71,8% KH); mặt hàng quả thanh long giá xuất khẩu không ổn định, kết quả xuất đạt thấp so với kế hoạch năm và giảm so với năm trước; mặt hàng hạt điều nhân chỉ xuất khẩu được từ đầu quý 4/2016 đến nay với giá trị 1,86 triệu USD (237,4 tấn).

4. Giao thông vận tải :        

Vận tải hàng hoá, hành khách ổn định, đáp ứng nhu cầu vận chuyển và đi lại của nhân dân. Ước tính khối lượng luân chuyển hàng hoá đường bộ tháng 12/2016 đạt 37,7 triệu tấnkm; luỹ kế cả năm đạt 429,1 triệu tấnkm (tăng 10,7% so với năm trước); luân chuyển hàng hoá đường thủy tháng 12/2016 đạt 88,9 ngàn tấnkm; luỹ kế cả năm đạt 1.038,6 ngàn tấnkm (tăng 5,8%); luân chuyển hành khách đường bộ tháng 12/2016 đạt 87,5 triệu lượt ngườikm; luỹ kế cả năm đạt 985,3 triệu lượt ngườikm (tăng 8,9%); luân chuyển hành khách đường thuỷ tháng 12/2016 đạt 330,1 ngàn lượt ngườikm; luỹ kế cả năm đạt 3.891,3 ngàn lượt ngườikm (tăng 5,3% so với năm trước).

Công tác tuần tra, kiểm soát đường bộ, đường thuỷ được duy trì thường xuyên. Đã kịp thời xử lý ngăn chặn xe quá tải, quá khổ lưu thông trên các tuyến đường, giải tỏa các tụ điểm lấn chiếm lòng lề đường nhằm đảm bảo tối đa an toàn giao thông; đã phát hiện và lập biên bản vi phạm hành chính 03 trường hợp vi phạm “Không có đăng kiểm phương tiện vận tải khách” và “Không dán số hiệu theo quy định”. Trong 11 tháng đã tuần tra, kiểm tra 1.905 lượt; xử lý vi phạm phạt 2.032 trường hợp, thu phạt 6,0 tỷ đồng.

IV. Thu chi ngân sách; Hoạt động tín dụng:

1. Thu, chi ngân sách:

Thu ngân sách trên địa bàn năm 2016 ước đạt 8.838,5 tỷ đồng, đạt 117,1% dự toán năm (tăng 16,3% so với năm trước). Nếu loại trừ thu từ dầu thô và thuế xuất nhập khẩu thì kết quả thu nội địa đạt 5.420,1 tỷ đồng, đạt 107,3% dự toán năm, tăng 24,4% so với năm trước, trong đó thu thuế phí 4.777,4 tỷ đồng (đạt 105,7% DT năm; tăng 18,6% so với năm trước).

Trong thu ngân sách, dự ước các khoản thu đạt và tăng (giảm) so với năm trước như sau: thu từ doanh nghiệp nhà nước 845,8 tỷ đồng, đạt 74,6% dự toán năm (giảm 1,5% so với năm trước); thu ngoài quốc doanh 816,7 tỷ đồng, đạt 92,3% dự toán năm (tăng 4,0%); thu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 1.001,9 tỷ đồng, đạt 166,4% dự toán năm (tăng gấp 2,5 lần), thu thuế thu nhập cá nhân 291,7 tỷ đồng, đạt 108,0% dự toán năm (giảm 0,3%); thuế bảo vệ môi trường 673,9 tỷ đồng, đạt 97,7% dự toán năm (tăng 40,1%); thu xổ số kiến thiết 536,9 tỷ đồng, đạt 268,5% dự toán năm (tăng 2,5%); các loại phí, lệ phí 107,2 tỷ đồng, đạt 89,3% dự toán năm (giảm 34,1%); thu tiền sử dụng đất 642,7 tỷ đồng, đạt 121,3% dự toán năm (tăng gấp 1,9 lần), thu từ dầu thô 1.550,4 tỷ đồng, đạt 72,1% dự toán năm (giảm 44,7% so với năm trước); thuế xuất nhập khẩu đạt 1.867,9 tỷ đồng, tăng gấp 5,3 lần dự toán năm (tăng gấp 4,1 lần so với năm trước).

Riêng Khối huyện, thị xã, thành phố; kết quả thu năm 2016 ước đạt 2.004,5 tỷ đồng, đạt 105,2% dự toán năm (giảm 0,1% so với năm trước); trong đó: Phan Thiết đạt 755,7 tỷ đồng, đạt 100,1% dự toán năm (tăng 1,3% so với năm trước), La Gi đạt 152,9 tỷ đồng, đạt 101,3% dự toán năm (tăng 1,7%), Tuy Phong đạt 268,7 tỷ đồng, đạt 114,8% dự toán năm (tăng 24,2%), Bắc Bình đạt 105,2 tỷ đồng, đạt 95,7% dự toán năm (giảm 9,0%), Hàm Thuận Bắc đạt 224,6 tỷ đồng, đạt 127,6% dự toán năm (tăng 16,8%), Hàm Thuận Nam đạt 163,2 tỷ đồng, đạt 108,1% dự toán năm (tăng 3,7%), Tánh Linh đạt 97,1 tỷ đồng, đạt 101,2% dự toán năm (giảm 7,1%), Hàm Tân đạt 90,1 tỷ đồng, đạt 101,2% dự toán năm (giảm 38,4%), Đức Linh đạt 120,3 tỷ đồng, đạt 100,2% dự toán năm (giảm 18,9%), Phú Quý đạt 26,6 tỷ đồng, đạt 115,6% dự toán năm (giảm 10,7% so với năm trước). Như vậy hầu hết các địa phương thu ngân sách đều đạt và vượt dự toán năm (trừ huyện Bắc Bình), trong đó huyện Tuy Phong, Hàm Thuận Bắc, Phú Quý vượt xa dự toán và tăng khá so với năm trước.

Nhìn chung công tác thu ngân sách năm nay có nhiều cố gắng. Ngành Thuế đã phối hợp với các ngành hữu quan và các huyện, thị xã, thành phố tập trung thu kịp thời thuế phát sinh, chống thất thu qua thanh, kiểm tra thuế và thu dứt điểm số thuế phát hiện chưa nộp, xử lý cưởng chế thu nợ đọng thuế… Một số khoản thu có tỷ trọng lớn trong dự toán đã tăng cao so với năm trước nên đã tác động đến mức tăng thu khá là: thu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (chủ yếu là thu từ nhà thầu phụ Điện Vĩnh Tân), thuế bảo vệ môi trường (thu phí xăng dầu), thu tiền sử dụng đất, thuế xuất nhập khẩu.

Ước chi ngân sách địa phương năm 2016 đạt 6.773 tỷ đồng; trong đó chi đầu tư phát triển 2.034 tỷ đồng; chi thường xuyên 4.737 tỷ đồng. Trong chi ngân sách, đã bám sát theo Nghị quyết HĐND Tỉnh, ưu tiên chi đầu tư phát triển; đảm bảo thanh toán khối lượng công trình trọng điểm, các khoản chi lương, phụ cấp lương, kinh phí chi thường xuyên cho hoạt động bộ máy hành chính, các chính sách an sinh xã hội, các nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh.

2. Hoạt động tín dụng:   

Mặt bằng lãi suất ổn định so với đầu năm. Hiện nay lãi suất huy động đối với tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng đến dưới 6 tháng là 4,2-5,5%/năm, kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng là 5,3-7,1%/năm, kỳ hạn trên 12 tháng là 6,0-7,2%/năm. Lãi suất cho vay các khoản vay mới ở các lĩnh vực ưu tiên ngắn hạn 7%/năm, các lĩnh vực khác từ 9,0-11%/năm; lãi suất cho vay trung và dài hạn phổ biến từ 10,5-11,5%/năm. Các tổ chức tín dụng tiếp tục đẩy mạnh huy động vốn để tạo nguồn cho vay phục vụ phát triển kinh tế xã hội địa phương. Ước đến cuối năm 2016: vốn huy động đạt 26.195 tỷ đồng (tăng 23% so với đầu năm); dư nợ đạt 31.657 tỷ đồng (tăng 18% so với đầu năm).

Đến 30/10/2016, nguồn vốn tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên như sau: dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt 15.044 tỷ đồng (chiếm 50,3% tổng dư nợ); dư nợ cho vay xuất khẩu đạt 823 tỷ đồng (chiếm 2,7% tổng dư nợ); dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 6.377 tỷ đồng (chiếm 21,3% tổng dư nợ); dư nợ cho vay công nghiệp hỗ trợ đạt 6,9 tỷ đồng. Dư nợ cho vay các đối tượng chính sách xã hội đạt 2.052 tỷ đồng/124.973 khách hàng

Các chương trình, chính sách tín dụng khác: Đến 30/11/2016 dư nợ cho vay phát triển thủy sản (theo Nghị định 67) đạt 418,2 tỷ đồng (trong đó dư nợ cho vay đóng mới tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ là 177,5 tỷ đồng, cho vay đóng mới tàu khai thác hải sản xa bờ là 232 tỷ đồng, cho vay nâng cấp tàu là 8,4 tỷ đồng); dư nợ cho vay hỗ trợ nhà ở đạt 45.755 triệu đồng/110 khách hàng để mua nhà ở xã hội, xây dựng mới, cải tạo sửa chữa lại nhà ở

Công tác tiền tệ kho quỹ, thanh toán bù trừ điện tử và thanh toán điện tử liên ngân hàng được tổ chức thực hiện tốt. Thanh toán không dùng tiền mặt được quan tâm đẩy mạnh. Mạng lưới ATM và POS tiếp tục được duy trì hoạt động ổn định, đảm bảo chất lượng dịch vụ. Đến nay, toàn địa bàn có 157 máy ATM, tăng 14 máy so với đầu năm và 1.188 máy POS, tăng 141 máy so với đầu năm. Hầu hết máy POS được kết nối liên thông giữa các ngân hàng với nhau, góp phần thúc đẩy phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.

Nhìn chung trong năm hoạt động tín dụng ổn định. Đã tiếp tục mở rộng theo hướng tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên nhất là cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP (ngày 09/6/2015) và cho vay phát triển thủy sản theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP (ngày 07/7/2014); mặt bằng lãi suất cho vay giảm dần (giảm 0,5%/năm), tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh giảm bớt gánh nặng về chi phí, góp phần tích cực trong việc tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Công tác thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán bù trừ, thanh toán chuyển tiền điện tử tiếp tục được đẩy mạnh; các sản phẩm đa tiện ích thông qua dịch vụ thanh toán thẻ ATM, POS không ngừng phát triển mở rộng. Việc xử lý nợ xấu tiếp tục được quan tâm triển khai đồng bộ, đảm bảo hệ thống ngân hàng nói chung và hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tiếp tục phát triển ổn định.

Tuy nhiên quá trình thực hiện nhiệm vụ vẫn còn mặt hạn chế và gặp một số khó khăn, vướng mắc. Nợ xấu tuy vẫn ở mức thấp (1,12%) nhưng có xu hướng gia tăng so với đầu năm (tăng 0,26%), việc phối hợp xử lý thu hồi nợ qua thi hành án còn chậm; công tác thông tin tuyên truyền, hướng dẫn người dân tiếp cận thực hiện chính sách, nhất là chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn có lúc, có nơi còn chưa sâu kỹ đặc biệt là những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, dẫn đến người dân còn thắc mắc về mức vay, đối tượng vay và lãi suất áp dụng, xử lý nợ vay khi gặp nguyên nhân khách quan.

V. Các vấn đề xã hội:

1. Văn hoá, Thể thao:

Công tác tuyên truyền, cổ động phục vụ nhiệm vụ chính trị trong năm được triển khai kịp thời, phục vụ các ngày Lễ, Tết: Mừng Đảng, mừng Xuân; bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021, Bầu cử Trưởng thôn, khu phố và Phó Trưởng thôn, khu phố nhiệm kỳ 2017-2019 và các ngày kỷ niệm của quê hương, đất nước… Kết quả đã thực hiện 36.008 giờ phát thanh xe loa, phóng thanh, cắt dán 36.450 m băng rôn khẩu hiệu, kẻ vẽ 38.455 m2 panô, 22.500 pa nô dọc, treo 24.460 lượt cờ các loại; phát hành 2.700 tập san Thông tin nghiệp vụ, 900 tin ảnh Bình Thuận, 1.000 đĩa CD…. Đã tổ chức 09 đợt triển lãm, 07 Hội chợ và trưng bày 01 tủ ảnh tuyên truyền. Đội Tuyên truyền lưu động tỉnh thực hiện 123 buổi văn nghệ (trong đó 33 buổi theo hình thức xã hội hóa), tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội, tuyên truyền bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Huyện Tánh Linh tổ chức triển lãm về biển đảo quê hương và thành tựu kinh tế - xã hội huyện (thu hút 1.000 lượt người xem).

Hoạt động văn hóa, nghệ thuật tiếp tục hướng về cơ sở. Đã tổ chức thực hiện các chương trình văn nghệ quần chúng phục vụ Lễ, Tết như: "Sắc Xuân”, “Rộn ràng mùa Xuân”, “Ký ức tháng Tư". Tham gia Liên hoan "Tiếng hát Miền Đông" tại tỉnh Ninh Thuận; "Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Chăm năm 2016" tại An Giang; tổ chức Hội diễn nghệ thuật không chuyên tỉnh Bình Thuận lần VII/2016, Hội thi Đờn ca Tài tử cải lương tỉnh Bình Thuận lần thứ IV/2016 và Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc tỉnh Bình Thuận năm 2016.

Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Bình Thuận trong năm đón và phục vụ 2.478 Đoàn, với 160.561 lượt người, trong đó có 1.237 lượt khách nước ngoài; tổ chức 210 lễ viếng báo công, lễ kết nạp Đảng, lễ kết nạp Đoàn; phục vụ các Đoàn đại biểu và nhân dân đến tham quan nhân kỷ niệm các ngày lễ, tết. Bảo tàng tỉnh đã sưu tầm, khai quật 197 hiện vật, cổ vật; đón trên 2.300 khách tới tham quan Nhà Trưng bày hiện vật; thực hiện tốt công tác quản lý văn hóa phi vật thể trên địa bàn toàn tỉnh; khảo sát, thu thập tư liệu, nghiên cứu lập hồ sơ khoa học di tích lịch sử cách mạng Đoàn vận tải H50 xã Đa Kai, huyện Đức Linh; phối hợp Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam thực hiện dự án "Văn hóa biển đảo Nam Trung bộ - Bảo tồn và phát huy giá trị" tại huyện Phú Quý; phối hợp Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam khai quật di tích khảo cổ học Động Bà Hòe tại huyện Hàm Thuận Bắc. Ban Quản lý di tích tháp Pô Sah Inư đón trên 140 ngàn lượt khách, trong đó có 31,5 ngàn lượt khách nước ngoài; tổ chức 35 xuất biểu diễn văn nghệ dân gian Chăm…

Thư viện tỉnh cấp mới 1.220 thẻ bạn đọc (506 thẻ thiếu nhi), phục vụ 2.176.409 lượt bạn đọc, luân chuyển 2.470.094 lượt tài liệu (thiếu nhi 141.905 lượt); trưng bày, giới thiệu 1.320 bản sách, 19 chuyên đề, 1.598 tài liệu; sưu tầm thông tin kinh tế (12 số) và thông tin tư liệu Bình Thuận (12 số); tổ chức Hội báo Xuân 2016 (gồm 180 loại báo, tạp chí của Trung ương và ấn phẩm Xuân của 63 tỉnh, thành trong cả nước); bổ sung 4.123 bản sách mới; hỗ trợ 13.141 bản sách cho 07 thư viện xã tiếp nhận dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập internet công cộng tại Việt Nam”; tổ chức Ngày sách Việt Nam từ ngày 21 - 23/4/2016 với nhiều hoạt động: trưng bày, giới thiệu 4.000 bản sách, đố vui có thưởng, cấp thẻ miến phí... ; tổ chức các hoạt động phục vụ thiếu nhi dịp hè 2016.

Thư viện các huyện, thị xã, thành phố cấp mới 488 thẻ; bổ sung 1.320 bản sách mới; luân chuyển 180.888 lượt sách báo; phục vụ 63.315 bạn đọc.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục được quan tâm chỉ đạo nâng cao chất lượng, theo hướng thực chất gắn với xây dựng nông thôn mới. Năm 2016 toàn tỉnh có 283.446 hộ đăng ký xây dựng “Gia đình văn hóa” (đạt 97,1% số hộ); dự ước có 264.990 hộ đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” (đạt 90,7% so với tổng số hộ, đạt 109,7% so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra). Có 1.599 cơ quan, đơn vị đăng ký xây dựng “Cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa” (đạt 97,2%), dự ước có 1.528 cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa (đạt 100% so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra). Có 704 thôn, khu phố đã tổ chức phát động xây dựng “Thôn - Khu phố văn hóa” (đạt 99,7%); dự ước có 574 thôn - khu phố đạt danh hiệu “Thôn - Khu phố văn hóa” (đạt 129% so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra). Có 65 xã đã tổ chức phát động xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” (đạt 67,7%), trong đó 23 xã được công nhận danh hiệu “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” (đạt 24%), dự ước có 29 xã được công nhận (đạt 30,2%). Có 16 phường, thị trấn phát động xây dựng “Phường, Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” (trong đó, năm 2016 phát động mới 03 phường, thị trấn: Tân Thiện - La Gi, Chợ Lầu và Lương Sơn - Bắc Bình), đã công nhận 02 phường, thị trấn (Đức Thắng - Phan Thiết, Tân Minh - Hàm Tân) đạt danh hiệu “Phường, Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” (đạt 12,5% so với số phát động).

Công tác gia đình: Đã tổ chức tốt các hoạt động nhân ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3/2016; “Ngày hội Gia đình văn hóa tiêu biểu” tỉnh Bình Thuận lần thứ III năm 2016; tham gia ngày Hội Gia đình các tỉnh miền Đông Nam Bộ lần thứ VII/2016 tại tỉnh Ninh Thuận (đạt giải Nhì). Năm 2016, toàn tỉnh có 92/127 xã, phường, thị trấn có Ban Chỉ đạo mô hình phòng, chống bạo lực gia đình, thực hiện được 72,44% (đạt 120,7% kế hoạch); có 85/706 thôn, khu phố có Câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững, thực hiện được 12% (đạt 103% kế hoạch); có 240 “Nhóm phòng, chống bạo lực gia đình” ở cơ sở; 398 “Địa chỉ tin cậy” và 257 “Đường dây nóng” trong mô hình phòng, chống bạo lực gia đình tại cộng đồng.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

+ Tiêu chí 6 - Cơ sở vật chất văn hóa: Toàn tỉnh có 61/96 Trung tâm Văn hóa – Thể thao xã và 430/447  Nhà văn hóa - Thể thao thôn (Trụ sở sinh hoạt cộng đồng) trong 96 xã.

+ Tiêu chí 16 - Văn hóa: Toàn tỉnh có 65/96 xã tổ chức phát động xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” (đạt 67,7%), trong đó 23/96 xã được công nhận danh hiệu “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” (đạt 24%), dự kiến cuối năm 2016 có 29/96 xã được công nhận (đạt 30,2%).

Hoạt động thể thao quần chúng: Đã tổ chức thành công 01 giải phối hợp, 06 giải tỉnh, 03 giải quốc gia và 02 giải quốc tế, nổi bật: Hội khỏe phù đổng tỉnh năm 2016; giải Leo núi Tà Cú huyện Hàm Thuận Nam - Bình Thuận mở rộng lần thứ XX; giải Lướt ván buồm Quốc tế Mũi Né - Fun Cup lần thứ XVII/2016; giải Bóng đá vô địch các xã nông thôn mới tỉnh Bình Thuận. Đăng cai tổ chức giải Billiards & Snooker Vòng 1 quốc gia năm 2016, giải Bóng đá mini phong trào Cúp bia Sài Gòn, giải Bóng đá hạng Nhì Quốc gia và tổ chức đón đoàn đua Giải xe đạp Nữ quốc tế Bình Dương mở rộng tranh cúp Biwase năm 2016. Hỗ trợ chuyên môn, trọng tài cho 23 Hội thao, giải thể thao của các Sở, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh. Các huyện, thị xã, thành phố tổ chức nhiều giải thể thao vào các ngày lễ, Tết tạo không khí vui tươi, sôi nổi: Bóng đá, Bóng chuyền nữ, Cờ tướng (Đức Linh); Bóng đá, Bóng chuyền (Hàm Thuận Bắc).

Hoạt động thể thao thành tích cao: Đã tham gia 36 giải thể thao cấp khu vực, quốc gia và quốc tế, nổi bật là đạt Huy chương Vàng giải đua thuyền rồng quốc tế Kedah, Malaysia năm 2016. Đến 30/11/2016, đạt được 131 Huy chương (đạt 131% KH), trong đó 43 Huy chương Vàng (đạt 165% KH), 42 Huy chương Bạc (đạt 130% KH), 46 Huy chương Đồng (đạt 109% KH). Toàn tỉnh có 92 kiện tướng, dự bị kiện tướng; 100 vận động viên Cấp I.

2. Giáo dục:

Ngành Giáo dục và Đào tạo đã đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học, đề ra các biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; quan tâm đúng mức giáo dục đạo đức, nhân cách và kỹ năng sống cho học sinh, do đó chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn (học sinh giỏi cấp tỉnh, và quốc gia)  của năm học 2015 - 2016 đều chuyển biến tiến bộ so với năm học trước, cụ thể:

a/ Giáo dục mầm non:

Thực hiện đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ đạt 100% cả về thế chất và tinh thần. Đã phối hợp với các cơ sở y tế, phụ huynh học sinh trong việc chăm sóc sức khoẻ, phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì…

- 100% trẻ đến trường công lập đều được theo dõi thể lực qua biểu đồ tăng trưởng, trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân cuối năm học còn 1.757 cháu, tỷ lệ 3,2% (so với đầu năm giảm 3,07% ) và thể thấp còi: 1.534 cháu, tỷ lệ 1,92% (so với đầu năm giảm 3,28%).

- Số trẻ 3-5 tuổi học 2 buổi/ngày đạt tỷ lệ 92,61% (tăng 2,32% so với năm học trước); trong đó trẻ được học bán trú đạt  tỷ lệ 83,04% (tăng 6,98% so với năm trước).

- Số trẻ 5 tuổi học 2 buổi/ngày đạt tỷ lệ 100% (so với năm học trước tăng 1,81%); trong đó trẻ 5 tuổi học bán trú đạt 82,6% (tăng 10,35% so với năm học trước).

b/ Giáo dục phổ thông:

- Tiểu học: (đánh giá theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014)

 + Phẩm chất: xếp loại mức độ “Đạt” đạt tỷ lệ 99,95% (tăng 0,01% so với năm học trước)

 + Năng lực: xếp loại mức độ “Đạt” đạt tỷ lệ 99,65% (tăng 0,17% so với năm trước)

+ Hoạt động học tập: xếp loại mức độ “Hoàn thành”: môn Toán đạt tỷ lệ 99,16% (tăng 0,21%  so với năm học trước); môn tiếng Việt đạt tỷ lệ 98,92% (tăng 0,47% so với năm học trước).

- Trung học cơ sở: Học sinh đạt học lực khá, giỏi đạt tỷ lệ 55,04% (tăng 1,72% so với năm học trước); học sinh đạt hạnh kiểm khá, tốt đạt tỷ lệ 90,62% (tăng 0,28% so với năm trước).

- Trung học phổ thông: Học sinh đạt học lực khá, giỏi đạt tỷ lệ 54% (tăng 9,12% so với năm trước); học sinh đạt hạnh kiểm khá, tốt đạt tỷ lệ 90,55% (tăng 1,23% so với năm trước).

- Kết quả các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia:

 + Kết quả kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh năm học 2015-2016: Toàn tỉnh có 556 học sinh đạt giải, trong đó: 09 Giải nhất, 73 Giải nhì và 474 Giải Ba. So với năm học trước, tăng  85 giải (giải nhất giảm: 06; giải nhì tăng: 10; giải ba tăng: 81).

 + Kết quả kỳ thi học sinh giỏi lớp 12 cấp tỉnh năm học 2015-2016: Toàn tỉnh có 250 học sinh đạt giải, trong đó: 13 Giải nhất, 35 Giải nhì và 202 Giải Ba. So với năm học trước, tăng 14 giải (giải nhất tăng: 01 ; giải nhì tăng: 03; giải ba tăng: 10).

+ Kết quả Kỳ thi giải toán trên máy tính cầm tay cấp tỉnh năm học 2015 - 2016:           Tổng số học sinh đạt giải: 82, trong đó: 08 Giải nhất, 21 Giải nhì và 53 Giải Ba. So với năm học trước, tăng 19 giải (giải nhất tăng: 04; giải nhì tăng: 13; giải ba tăng: 03).

+ Kỳ thi Olympic các trường Chuyên phía Nam năm học 2015-2016, tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, trường trung học phổ thông Chuyên Trần Hưng Đạo có 41 học sinh đạt Huy chương, cụ thể: 14 Huy chương Vàng (tăng 05 giải  so với năm học trước); 14 Huy chương Bạc (giảm 01 giải so với năm học trước); 13 Huy chương Đồng (tăng 02 giải so với năm học trước).

+ Kết quả Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, tỉnh Bình Thuận có 08 học sinh đạt giải, cụ thể: 04 Giải ba, 04 giải khuyến khích. So với năm học 2014-2015, tăng 02 giải ba và giảm 04 giải khuyến khích.

 + Trong Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tại 02 tỉnh tại tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An, đoàn vận động viên học sinh Bình Thuận đã đạt được 27 huy chương (08 huy chương Vàng, 06 huy chương Bạc, 13 huy chương Đồng).

- Kết quả kỳ thi trung học phổ thông quốc gia và tốt nghiệp các cấp phổ thông:

+ Học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đạt tỷ lệ 92,59%, tăng 5,86% so với năm trước (năm học trước 86,73%).

+ Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đạt tỷ lệ 99,18%, tăng 0,12% so với năm trước.

+ Học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt tỷ lệ 99,96%, tăng 0,03% so với năm trước.

* Số học sinh trong độ tuổi huy động vào các lớp đầu năm học 2016 - 2017 như sau:

- Tỷ lệ huy động cháu 05 tuổi ra lớp mẫu giáo là 99,52%, vượt 4,52% chỉ tiêu tỉnh giao, tăng 0,10% so với năm học trước.

- Tỷ lệ huy động cháu 6 tuổi vào lớp 1 là 99,99%, vượt 0,09% chỉ tiêu tỉnh giao, tăng 0,01% so với năm học trước

- Tỷ lệ huy động học sinh vào lớp 6 là 97,1%, vượt 2,10% chỉ tiêu tỉnh giao, tăng 0,50% so với năm học trước

- Tỷ lệ huy động học sinh vào lớp 10 là 74,35%, đảm bảo dưới 80% theo tinh thần Chỉ thị phân luồng học sinh sau THCS của UBND tỉnh.

* Về củng cố, duy trì nâng cao chất lượng công tác phổ cập giáo dục:

a) 100% số xã, phường, thị trấn đảm bảo duy trì chuẩn quốc gia về  phổ cập giáo dục tiểu học - xóa mù chữ.

b) 100% số xã, huyện đảm bảo duy trì chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1.

c) Tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí về phổ cập giáo dục trung học cơ sở tại 127/127 xã và 10/10 huyện đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn quốc gia.

d) 125/127 xã và 10/10 huyện đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; tỉnh Bình Thuận đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo về kiểm tra và có Quyết định công nhận đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi (Quyết định số 1863/QĐ-GDĐT ngày 02/6/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo), hoàn thành mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu tỉnh lần thứ XII nhiệm kỳ 2010 - 2015 đề ra.

* Về khắc phục tình trạng học sinh bỏ học

Năm học 2015-2016, tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp tích cực và thường xuyên tổ chức kiểm tra, vận động học sinh bỏ học ra lớp. Đặc biệt sau hai năm thực hiện Cuộc vận động “Mỗi nhà giáo và cán bộ giáo dục giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn”, bước đầu đã có hiệu quả. Số học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông bỏ học trong năm học 2015-2016 là 1.655 em, tỷ lệ 0,74% (giảm 592 học sinh, tỷ lệ giảm 0,26 % so với năm học trước), cụ thể từng cấp học như sau:

- Cấp tiểu học: có 31 học sinh bỏ học, tỷ lệ 0,03% (giảm 01 học sinh, tỷ lệ không tăng, giảm so với năm học trước);

 - Cấp trung học cơ sở: có 1.129 học sinh bỏ học, tỷ lệ 1,5% (giảm 208 học sinh, tỷ lệ giảm 0,25% so với năm học trước);

- Cấp trung học phổ thông: có 495 học sinh bỏ học, tỷ lệ 1,45%, (giảm 383 học sinh, tỷ lệ giảm 1,01% so với năm học trước). 

Nhìn chung trong năm, ngành Giáo dục và Đào tạo đã tập trung triển khai, thực hiện đầy đủ, kịp thời các nhiệm vụ đề ra. Hầu hết các chỉ tiêu huy động học sinh trong độ tuổi vào các lớp đầu cấp đều vượt so với chỉ tiêu được giao và tăng hơn so với năm học trước. Chất lượng giáo dục ở các cấp học có nhiều chuyển biến tiến bộ; tỷ lệ học sinh khá, giỏi cao hơn năm học trước. Công tác chuẩn bị cho kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2016 được chuẩn bị chu đáo, chặt chẽ, huy động được cả hệ thống chính trị và lực lượng trong xã hội cùng tham gia; tổ chức thành công kỳ thi trung học phổ thông quốc gia lần đầu tiên được tổ chức tại tỉnh. Công tác củng cố, duy trì nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục được quan tâm đúng mức. Đến nay 100% xã, phường, thị trấn và tất cả các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục duy trì chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

Tuy vậy công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia còn chậm. Công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, kỹ năng sống, phòng chống bạo lực học đường, phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh, sinh viên ở một số đơn vị trường học chưa được quan tâm đúng mức. Chất lượng dạy và học ngoại ngữ còn một số mặt hạn chế; môi trường giao tiếp ngoại ngữ hạn chế, học sinh ít có cơ hội thực hành ngôn ngữ ngoài thời gian học trên lớp; một số giáo viên tiếng Anh chưa đạt chuẩn năng lực tiếng Anh mặc dù có bằng cấp theo trình độ đào tạo; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ngoại ngữ ở các cơ sở giáo dục (nhất là khu vực nông thôn, miền núi, vùng cao) còn nhiều khó khăn.

3. Y tế :

Các bệnh dịch truyền nhiễm được giám sát chặt chẽ, nhất là dịch bệnh cúm A H5N1, H7N9, Sởi, Sốt xuất huyết, Zika, Tay chân miệng, Sốt rét... Đã triển khai kịp thời kế hoạch phòng chống dịch bệnh, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh

Tỷ lệ mắc sốt rét trong năm là 0,25‰ (kế hoạch 0,45%). Bệnh nhân Lao thu dung điều trị có 1.820 bệnh nhân (giảm 136 bệnh nhân so với năm trước). Bệnh nhân Lao phổi AFB(+) mới: 900 bệnh nhân (tăng 47 bệnh nhân so với năm trước). Đã phát hiện 7 bệnh nhân phong mới, đa hóa trị liệu 19 bệnh nhân, tổng số quản lý 497 bệnh nhân.

Công tác phòng chống HIV/AIDS được duy trì đều. Tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi được tiêm đủ 8 loại vaccine, Tỷ lệ phụ nữ có thai tiêm đủ liều UV2+, Tỷ lệ phụ nữ 15-35 tuổi tiêm đủ liều UV2+ đến cuối năm ước đạt > 90%, đạt kế hoạch năm 2016.

Công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm được triển khai tích cực. Đã đẩy mạnh hoạt động thông tin tuyên truyền về bảo đảm an toàn thực phẩm; tăng cường thanh tra, kiểm tra và thực hiện các hoạt động cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo Quy định tại các văn bản mới ban hành dưới Luật An toàn thực phẩm.

Đã triển khai thực hiện Chiến dịch uống Vitamin A năm 2016. Số trẻ (6 - 60 tháng tuổi) uống Vitamin A đạt 99,4%; số bà mẹ sau sinh 1 tháng uống Vitamin A đạt 97,8%. Đã triển khai các hoạt động nhân ngày Vi chất dinh dưỡng 01-02/6/2016 và hoạt động lồng ghép cân đo trẻ em dưới 5 tuổi tại các huyện, thị xã, thành phố, tuyên truyền về kiến thức dinh dưỡng nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng nuôi, dạy trẻ giúp cho các bà mẹ có con nhỏ nắm vững kiến thức, kỹ năng nuôi, dạy con tốt nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong ở trẻ em.

4. Lao động  Xã hội, Chính sách:

Trong năm đã giải quyết việc làm cho 24.200 lao động (đạt 100,8% so với kế hoạch năm), trong đó đưa đi làm việc ở nước ngoài 80 lao động, cho vay vốn giải quyết việc làm 1.100 lao động, cung ứng lao động cho các doanh nghiệp ngoài tỉnh 4.050 lao động, các chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội 18.970 lao động.

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã tổ chức tuyển mới và đào tạo nghề cho 11.164 người (đạt 111,6% so với kế hoạch năm). Trong đó, đào tạo nghề cho lao động nông thôn là 7.211 người (đạt 103% so với kế hoạch năm). Qua đó, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo bằng các hình thức đạt 58%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề chiếm 22,06%. Trung tâm Dịch vụ việc làm đã triển khai tư vấn nghề và việc làm cho 34.309 lượt lao động; Giới thiệu việc làm và cung ứng lao động 2.132 lượt lao động; Tiếp nhận hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp: 5.608 hồ sơ và giải quyết cho 5.618 lao động nhận Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Đã tổ chức đưa 159 người có công đi tham quan Hà Nội, viếng Lăng Bác; đưa 759 người có công đi điều dưỡng tập trung. Trợ cấp điều dưỡng tại nhà cho 3.410 người có công. Hoàn chỉnh trình 139 trường hợp đề nghị phong tặng, truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng, trong đó có 76 trường hợp đã có Quyết định của Chủ tịch Nước; Đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trình cấp lại 491 Bằng Tổ quốc ghi công bị hư hỏng, mục nát.

Quyết định trợ cấp một lần cho 101 trường hợp ngoài Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng; Quyết định trợ cấp cho 1.564 trường hợp thuộc Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; Truy lĩnh trợ cấp hàng tháng người hoạt động kháng chiến, hoạt động cách mạng bị địch bắt tù đày kể từ 01/9/2012 cho 579 trường hợp. Cấp Bảo hiểm y tế cho 338 trường hợp là thân nhân người có công. Cấp mua dụng cụ chỉnh hình cho 145 trường hợp. Cấp ưu đãi giáo dục cho 227 trường hợp.

Vận động đóng góp Quỹ Đền ơn đáp nghĩa được 7,292 tỷ đồng, đạt 121,53% kế hoạch năm (trong đó: Quỹ cấp Tỉnh được 1,546 tỷ đồng, đạt  103,1%).

Giải quyết cho 3.452 hộ nghèo vay vốn sản xuất, nguồn vốn thực hiện 100.378 triệu đồng; giải ngân vốn vay mới cho 11.737 lượt học sinh - sinh viên kinh phí là 64.334 triệu đồng; giải ngân vốn vay mới cho 14 hộ về cho vay hộ nghèo về nhà ở - theo Quyết định số 33/2015 số tiền là 350 triệu đồng; nâng tổng số hộ dư nợ cho vay hộ nghèo về nhà ở - QĐ 167/2008 và QĐ 33/2015 đến nay tại Ngân hàng Chính sách xã hội là 28.534 triệu đồng/3.624 hộ;

Đã cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho 42.945 người nghèo và 27.920 người thuộc hộ cận nghèo (trong đó có 6.402 thẻ cho người thuộc diện hộ cận nghèo mới thoát nghèo) với kinh phí thực hiện là 42.001 triệu đồng; Thực hiện chính sách miễn, giảm và hỗ trợ chi phí học tập cho lượt 7.625 học sinh, sinh viên thuộc đối tượng theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ với kinh phí là 2.150 triệu đồng. Bảo đảm 100% học sinh thuộc hộ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số được hỗ trợ về giáo dục theo quy định hiện hành của Trung ương và của tỉnh.

Tiếp tục duy trì 127 xã, phường, thị trấn đăng ký phù hợp với trẻ em, trong đó có 120 xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em (đạt 103% so với kế hoạch năm).

Vận động Quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh được 2,2 tỷ đồng (đạt 110% KH năm); Cấp học bổng, khám lọc và phẫu thuật cho trẻ bị bệnh tim bẩm sinh và khuyết tật vận động, thăm, tặng quà và hỗ trợ đột xuất cho trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Tổng số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý đến nay tại 09 huyện thị xã, thành phố (trừ huyện Phú Quý) là 1.855 người nghiện ma túy/52 nữ, tăng 123 người (1.855/1.732) so với cuối năm 2015. Hiện có 97/127 xã, phường, thị trấn trong tỉnh có người nghiện ma túy. Tổng số người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone luỹ kế đến ngày 04/12/2016 là 1.225 người; trong đó, có 794 bệnh nhân hiện đang duy trì tham gia điều trị tại các cơ sở y tế.

Tiếp tục duy trì 81 xã, phường, thị trấn không có tệ nạn mại dâm; Duy trì hoạt động mô hình thí điểm: “Phòng ngừa mại dâm tại cộng đồng kết hợp thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm tác hại về phòng, chống HIV trong phòng, chống mại dâm” tại 09 xã, phường, thị trấn.

Nhìn chung trong năm các chính sách an sinh xã hội được đảm bảo; các hoạt động cứu trợ thực hiện kịp thời; các chế độ chính sách ưu đãi và hỗ trợ đời sống đối với người có công với cách mạng được quan tâm. Đã triển khai tích cực việc kiểm tra, giám sát xây dựng “xã, phường lành mạnh không có tệ nạn mại dâm”, “xã, phường phù hợp với trẻ em”; nhiều hoạt động thiết thực, trợ giúp trẻ em như: phẫu thuật tim miễn phí cho trẻ em bị tim bẩm sinh; cấp học bổng, tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán, Tháng hành động vì trẻ em, Tết Trung thu.

Tuy vậy công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề chưa thực sự sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, một bộ phận người lao động chưa thật sự nhận thức về tầm quan trọng của việc học nghề và giải quyết việc làm. Việc tuyển sinh các lớp nghề cho lao động nông thôn, lao động nữ, người khuyết tật gặp nhiều khó khăn do đối tượng đăng ký học nghề ngày càng ít

5. Tai nạn giao thông:

Trong tháng 11/2016 (từ 16/10 đến 15/11/2016), tai nạn giao thông trong địa bàn xảy ra như sau:

- Số vụ tai nạn giao thông: 53 vụ (so với tháng trước tăng 12 vụ). So với cùng kỳ năm trước tăng 10 vụ. Luỹ kế 11 tháng đầu năm: 517 vụ (giảm 98 vụ so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, đường sắt 2 vụ (giảm 8 vụ so với cùng kỳ năm trước).

- Số người bị thương: 51 người (so với tháng trước giảm 18 người). So với cùng kỳ năm trước tăng 21 người. Luỹ kế 11 tháng đầu năm: 458 người (tăng 110 người so với cùng kỳ năm trước).

- Số người chết: 21 người (so với tháng trước tăng 3 người). So với cùng kỳ năm trước tăng 6 người. Luỹ kế 11 tháng đầu năm: 216 người (so với cùng kỳ tăng 4 người).

6. Thiên tai lũ lụt:

Trong năm do ảnh hưởng của các đợt thiên tai đã làm thiệt hại về người: 4 người bị chết và 5 người bị thương. Thiệt hại về công trình thủy lợi: 6 cống bị hư hỏng, 16.300 mét kênh mương bị sạt lở, 2.020 m3 đất kênh mương bị cuốn trôi, 200 m3 bê tông bị cuốn trôi. Thiệt hại về công trình giao thông: 18 tàu bị chìm, 1 cầu cống bị sập, 2 cầu cống bị hư hỏng, 9.000 m đường xe cơ giới b5 sạt lở cuốn trôi. Thiệt hại về sản xuất kinh doanh: 4.616,5 ha lúa bị ngập gây hư hỏng, trong đó 642,6 ha lúa bị mất trắng; 1.652,5 ha hoa màu, 1.208 ha cây ăn quả và 67,1 ha cây công nghiệp bị hư hỏng, 100 con gia cầm bị chết. Thiệt hại về công trình văn hóa phúc lợi: 6 phòng học bị ngập gây hư hỏng. Thiệt hại về nhà ở: 23 nhà bị sập đổ, 810 nhà bị ngập nước và 127 nhà bị sạt lở, tốc mái.  Ngoài ra còn có một số công trình phụ khác bị hư hại; Ước tổng giá trị thiệt hại 107,39 tỷ đồng.

Đánh giá chung:     

Với kết quả thực hiện năm 2016 cho thấy tình hình kinh tế xã hội tỉnh Bình Thuận có những thuận lợi và khó khăn như sau:

Những thuận lợi:

- Khai thác hải sản; sản xuất tôm giống; chăn nuôi gia súc, gia cầm giữ ổn định.

- Công nghiệp tiếp tục tăng trưởng, trong đó sản lượng điện phát ra tiếp tục tăng khá

- Kim ngạch xuất khẩu tiếp tục tăng, trong đó hàng thuỷ sản và hàng may mặc vượt kế hoạch đề ra. Các nhóm hàng đều tăng so với năm trước.

- Hoạt động thương mại dịch vụ tiếp tục phát triển. Ước tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội cả năm tăng 13% so với năm trước (nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì tăng 8,0% so với năm trước).

- Hoạt động du lịch tiếp tục ổn định, lượt khách đến không tăng cao như những năm trước đây, song nhìn chung giữ ổn định và lưu trú dài ngày hơn. Lượt khách quốc tế đến lưu trú tăng 11,6%; ngày khách tăng 15,3%. Doanh thu du lịch tăng 18,4% so với năm trước.

- Giá hàng hóa, dịch vụ biến động tăng ở mức thấp; sau 01 năm tăng 4,14%; bình quân cả năm tăng 2,7%.

- Vận tải hàng hoá ổn định. Công tác tuần tra, kiểm soát trật tự an toàn giao thông, bảo vệ công trình giao thông, hành lang an toàn đường bộ luôn được duy trì thường xuyên.

- Thu ngân sách có nhiều cố gắng. Tuy giá nhiều mặt hàng nông sản bị giảm, một số lĩnh vực SXKD gặp khó khăn nhưng ngành Thuế đã phối hợp chặt chẽ với các ngành hữu quan, các địa phương khai thác các nguồn thu mới, kết quả thu nội địa cả năm ước đạt 107,3% dự toán (tăng 24,4% so với năm trước); trong đó thu thuế, phí đạt 105,7% DT (tăng 18,7% so với năm trước). Góp phần trong thu thuế, phí tăng cao so với năm trước có sự tác động lớn từ nguồn thu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (chủ yếu là thu từ nhà thầu phụ Điện Vĩnh Tân) và thuế bảo vệ môi trường (thu phí xăng dầu). Các nguồn thu từ dầu thô; thuế xuất nhập khẩu cũng có nhiều thay đổi khá lớn. Trong khi nguồn thu từ dầu thô năm 2016 dự ước sẽ hụt 600 tỷ đồng (so với dự toán) thì thuế xuất nhập khẩu vượt 1.518 tỷ đồng (so với dự toán); tính chung 02 nguồn thu này vượt 918 tỷ đồng so với dự toán (vượt 28% dự toán)

- Hoạt động tín dụng ổn định và tiếp tục phát triển theo hướng tập trung phục vụ phát triển sản xuất – kinh doanh. Vốn huy động tăng 23% so với đầu năm; dư nợ cho vay tăng 18%. Các tổ chức tín dụng trên địa bàn tiếp tục thực hiện các giải pháp để ngăn chặn và xử lý nợ xấu. Chính sách tín dụng đối với thủy sản theo Nghị định 67; Chương trình cho vay đóng hỗ trợ nhà ở xã hội được triển khai tích cực.

- Các vấn đề xã hội tiếp tục có nhiều mặt chuyển biến. Từ đầu năm đến nay chưa xảy ra các dịch bệnh nguy hiểm; các bệnh xã hội được tiếp tục chú trọng, quan tâm điều trị kịp thời. Chương trình y tế quốc gia được triển khai đều ở các tuyến. Chất lượng dạy và học ở các cấp phổ thông được tiếp tục chú trọng, từng bước nâng lên; tỷ lệ bỏ học giảm; các kỳ thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT diễn ra an toàn, nghiêm túc. Giải quyết việc làm cho người lao động có nhiều cố gắng. Công tác xoá đói giảm nghèo, chăm sóc các gia đình, những người có công với nước được tiếp tục quan tâm.

Những khó khăn:

- Sản xuất nông nghiệp không được thuận lợi. Dự ước sản lượng lương thực cả năm đạt 723,8 ngàn tấn (giảm 65,5 ngàn tấn so với năm trước). Nuôi trồng thuỷ sản tiếp tục gặp khó khăn, sản lượng nuôi trồng giảm 7,2% so với năm trước.

- Tiến độ triển khai đầu tư xây dựng các khu công nghiệp chậm; thu hút đầu tư ít

- Xuất khẩu hàng nông sản tuy tăng hơn năm trước nhưng chỉ đạt 69,9% KH năm; trong đó kim ngạch mặt hàng quả thanh long, cao su đạt kế hoạch thấp.

- Công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề chưa thực sự sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, một bộ phận người lao động chưa thật sự nhận thức về tầm quan trọng của việc học nghề và giải quyết việc làm. Việc tuyển sinh các lớp nghề cho lao động nông thôn, lao động nữ, người khuyết tật gặp nhiều khó khăn do đối tượng đăng ký học nghề ít.

- Số vụ tai nạn giao thông trong 11 tháng đầu năm tuy giảm, song số người chết và bị thương tăng hơn so với cùng kỳ năm trước.

- Thiên tai lũ lụt xảy ra trong những tháng cuối năm đã gây thiệt hại đến sản xuất và đời sống của dân cư trên một số địa bàn./. 

Nguồn: Cục Thống kê Bình Thuận 


Các tin tiếp
Sản lượng thủy sản 4 tháng đầu năm 2020 ước đạt gần 17 nghìn tấn   (15/5/2020)
Bình Thuận công bố tình huống khẩn cấp do hạn hán cấp độ 2: Nhiều việc cấp bách cần làm để chống hạn   (8/5/2020)
4 tháng đầu năm 2020: Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục được duy trì ổn định   (6/5/2020)
Tình hình Kinh tế - xã hội tháng 4 năm 2020   (6/5/2020)
QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành Ngân hàng (cơ sở dữ liệu) tên đường và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh   (6/5/2020)
Bình Thuận: Ban hành quyết định công bố chỉ số cải cách hành chính (Par index) năm 2019 của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh   (5/5/2020)
Đảm bảo thị trường hoạt động ổn định xuyên suốt thời gian phòng, chống dịch COVID-19   (4/5/2020)
Bình Thuận đạt nhiều kết quả tích cực sau hơn 2 năm thực hiện giải pháp cấp bách chống khai thác IUU   (4/5/2020)
Sẽ sớm có giải pháp phục hồi nền kinh tế   (4/5/2020)
TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI QUÝ I NĂM 2020   (7/4/2020)
TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI NĂM 2019   (7/4/2020)
TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI NĂM 2018 TỈNH BÌNH THUẬN   (7/4/2020)
TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI NĂM 2017 TỈNH BÌNH THUẬN   (7/4/2020)
TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI THÁNG 12 VÀ CẢ NĂM 2016   (7/4/2020)
Bình Thuận thu ngân sách trong Quý I năm 2020 đạt 2.712 tỷ đồng   (6/4/2020)
Tìm kiếm
Liên kết
Mạng thông tin
Thống kê truy cập
Số lượt truy cập :    4844325